Trái ô ma ngọt thanh cơm bùi hiếm dần ở vùng quê

Chục năm về trước, không chỉ vùng quê của Quảng Ngãi trồng ô ma, mà nó còn phổ biến đến mức "10 nhà thì có đến 5-7 nhà" có trồng loại cây này. Trái ô ma còn có một tên gọi phổ biến khác là trái trứng gà.
Theo lời giải thích của người dân là do phần cơm của nó có màu giống như lòng của trứng gà nên mới gọi như vậy.
Sở dĩ nó được trồng nhiều là bởi đây là loại cây vừa cho bóng mát, vừa cho quả và đặc biệt “cắm” chỗ nào cũng sống mà không cần bất kỳ sự chăm sóc nào - ông Nguyễn Hải (49 tuổi, xã Hành Nhân, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) giải thích.
Cây ô ma trồng ở Quảng Ngãi gồm hai loại: Cây có trái mang hình dáng thon dài và loại trái tròn giống như vú sữa, chỉ khác phía dưới bụng có thêm núm nhỏ.
Trái ô ma có kích cỡ to bằng nắm tay người lớn, khi non, sống có màu xanh, chín có màu vàng; với phần vỏ bao bọc bên ngoài mỏng hơn tờ giấy.
Phần thịt bên trong rất dày và bao bọc lấy hột có màu sẫm to như ngón chân.
Dù là cơm bùi, tơi hay ướt và dính thì trái ô ma rất nhiều bột và đều cho vị ngọt thanh.
Ông Trần Lê Bình (54 tuổi, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ,Quảng Ngãi) nhớ lại: Vào những năm của thập kỉ 80-90, cứ mỗi lần tan học trở về, bụng "lép kẹp" mà chưa có cơm ăn là quẳng vội vở lên bàn rồi chạy ra sau vườn, trèo lên cây ô ma tìm hái 1-2 quả chín ăn để chống đói.
Cây ô ma nếu trồng bằng hình thức cành ghép, chiết thì chỉ khoảng 1 năm sẽ cho trái; còn nếu là cây con thì phải mất nhiều thời gian hơn.
Cây ô ma có chiều cao trung bình từ 3-5m.
Ô ma ra trái quanh năm, thế nhưng rộ nhất là vào mùa hè.
Tùy thời gian được trồng bao lâu mà số lượng trái thu hoạch khác nhau.
Ít thì 50-70, nhiều thì lên đến hàng trăm trái.
Cá biệt có những cây được trồng lâu năm, cao từ 7-10m, tán phủ rộng 5-6m thì lượng trái hái phải tính bằng gánh mới hết.
Tuy nhiên những năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau: Giá trị kinh tế mang lại không cao bằng những loại cây trồng khác; đến mùa thu hoạch nếu không hái kịp thì trái rơi rụng xuống đầy sân vườn gây bẩn...
Vì vậy cây ô ma bị người dân chặt bỏ, trở thành của hiếm ở các vùng quê.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.

Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do vậy cuộc sống của bà con chưa được cải thiện nhiều.