Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trại Ngựa Bạch Bên Sông Hồng

Trại Ngựa Bạch Bên Sông Hồng
Ngày đăng: 03/01/2014

Gần 10 năm trước, Nguyễn Mạnh Thắng (sinh năm 1971) ở Yên Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội vẫn là một anh nông dân nghèo khó, không nghề nghiệp ổn định. Rồi bỗng nhiên anh nghĩ ra một hướng đi mới, rất độc đáo đó là mở trang trại lai tạo và nhân giống ngựa bạch. Bằng nghị lực vượt khó, vợ chồng anh đã khai hoang bãi bồi ven sông Hồng để làm trại ngựa. Giờ đây trang trại đã có hơn 100 chú ngựa bạch và rất nhiều ngựa giống đã được bán ra.

Vào năm 2006 người chị của Thắng gợi ý anh nuôi ngựa bạch. Anh kể: “Tôi và chị mình sau nhiều ngày bàn bạc, đi tìm hiểu các trại ngựa khắp nơi. Khi đó tổng số ngựa bạch trên cả nước chỉ còn khoảng 400 - 500 cá thể. Ngựa được thịt ra nấu cao ngày một nhiều, còn người đi nhân giống lai tạo ngựa bạch khi đó hầu như không có”. Sau đó, Thắng đã quyết định bán hết gà, vịt cộng với tiền của chị mình để lập trang trại ngựa bạch.

Theo anh Thắng, ngựa bạch Cao Bằng nhỏ, con trưởng thành chỉ nặng khoảng 150 - 180kg, nuôi ngựa bạch nói chung và ngựa Cao Bằng nói riêng vừa dễ mà cũng vừa khó. Dễ ở chỗ ngựa bạch ăn được tất cả các loại cỏ, bệnh tật rất ít, thường chỉ các bệnh thông thường như đầy hơi, chướng bụng, dễ chữa khỏi. Nhưng khó là chúng kém thích nghi với thời tiết mùa hè.

Được sự tư vấn của khoa thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Thắng đã mạnh dạn nuôi thêm một số cá thể ngựa nữa sau nhiều phen thất bại. Sau khoảng 2 năm, trại ngựa đã có số lượng kha khá và hiện nay diện tích trang trại của Thắng đã lên tới 6,7ha, với nhiều bãi cỏ cho ngựa ăn, việc nhân giống và phát triển đàn ngựa cũng suôn sẻ.

Theo anh Thắng, ngựa bạch cũng có 2 loại được phân biệt theo màu lông. Đó là loại ngựa bạch trắng muốt như tuyết và ngựa bạch thau với lông ngả màu đồng. Những chú ngựa bạch dù là trắng muốt hay đồng thau, sau khi tắm rửa sạch sẽ đều rất đẹp. Từ hình dạng và bộ lông đẹp đẽ ấy, anh Thắng đã nghĩ ra ý định thuần hóa vài cặp để cho mọi người cưỡi chơi.

Hàng ngày anh Thắng tận tay chăm sóc chú ngựa bạch đã thuần hóa từ cho ăn, đeo yên, đeo dây cương rồi cưỡi nó đi vài vòng quanh trang trại cho quen với hơi người, quen đường đi lối lại. Việc nuôi ngựa bạch để nhân lai tạo giống bán là cuộc mưu sinh làm giàu, nhưng thuần hóa ngựa, theo anh Thắng thực sự là đam mê và mong muốn để có một vài chú ngựa bạch phục vụ cho các bạn trẻ vui chơi đích thực.


Có thể bạn quan tâm

Bình Định Hỗ Trợ 50% Thiệt Hại Cho 26 Hộ Nuôi Tôm Thôn Đông Điền Bình Định Hỗ Trợ 50% Thiệt Hại Cho 26 Hộ Nuôi Tôm Thôn Đông Điền

Ngày 6.4, ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ khuyến ngư xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: UBND xã Phước Thắng mới nhận được công văn của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam về việc hỗ trợ thiệt hại cho khách hàng thôn Đông Điền, xã Phước Thắng. Theo đó, căn cứ vào đánh giá mức độ thiệt hại của 26 hộ nuôi tôm thuộc thôn Đông Điền (từ 74% đến 100%), Công ty C.P quyết định hỗ trợ cho mỗi khách hàng 50% trên tổng số tôm giống mua từ trại giống Công ty C.P - chi nhánh Bình Định 3…

08/04/2012
Dừa “Chết” Vì Không Có Công Nghệ Chế Biến Dừa “Chết” Vì Không Có Công Nghệ Chế Biến

Hào hứng báo cáo diện tích dừa tăng nhanh, sản lượng tăng, rồi lại loay hoay tìm cách đối phó khi dừa rớt giá, cách ứng phó tình thế xem ra chưa làm cho người trồng dừa an tâm. Trong khi đó, hiệp hội Dừa châu Á – Thái Bình Dương (APCC) đã nhiều lần gợi ý Việt Nam cần có một chiến lược phát triển rõ ràng cho ngành công nghiệp dừa, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho cây dừa.

19/06/2012
Sinh Sản Giống Kỳ Đà Ở TP HCM Sinh Sản Giống Kỳ Đà Ở TP HCM

Nhờ biết cách cho động vật hoang dã sinh sản, Trang trại thủy sản Sơn Ca, do anh Đoàn Kim Sơn làm chủ, ở số 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM, chuyên cung cấp giống: Kỳ đà, lươn, rắn ri voi, rắn ráo trâu, chồn hương, cho thị trường, một năm thu lãi hàng tỷ đồng.

09/03/2012
Tăng Cường Diện Tích Sản Xuất Giống Lúa Lai Ở Thanh Hóa Tăng Cường Diện Tích Sản Xuất Giống Lúa Lai Ở Thanh Hóa

Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, sau nhiều năm tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay toàn tỉnh có gần 530ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Năm 2011, năng suất bình quân đạt 15 - 21 tạ/ha, lượng hạt giống sản xuất ra hàng năm đáp ứng trên 30% nhu cầu, giảm lượng hạt giống phải nhập khẩu.

12/04/2012
Hướng Dẫn Đồng Bào Dân Tộc Trồng Lúa Lai Ở Bình Định Hướng Dẫn Đồng Bào Dân Tộc Trồng Lúa Lai Ở Bình Định

Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng một mô hình thâm canh lúa lai tại xã miền núi Vĩnh An (huyện Tây Sơn), nơi có 100% dân số là người dân tộc Ba Na. Mô hình triển khai trên diện tích 2ha với giống lúa TH3-3.

12/04/2012