Trại Ngựa Bạch Bên Sông Hồng

Gần 10 năm trước, Nguyễn Mạnh Thắng (sinh năm 1971) ở Yên Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội vẫn là một anh nông dân nghèo khó, không nghề nghiệp ổn định. Rồi bỗng nhiên anh nghĩ ra một hướng đi mới, rất độc đáo đó là mở trang trại lai tạo và nhân giống ngựa bạch. Bằng nghị lực vượt khó, vợ chồng anh đã khai hoang bãi bồi ven sông Hồng để làm trại ngựa. Giờ đây trang trại đã có hơn 100 chú ngựa bạch và rất nhiều ngựa giống đã được bán ra.
Vào năm 2006 người chị của Thắng gợi ý anh nuôi ngựa bạch. Anh kể: “Tôi và chị mình sau nhiều ngày bàn bạc, đi tìm hiểu các trại ngựa khắp nơi. Khi đó tổng số ngựa bạch trên cả nước chỉ còn khoảng 400 - 500 cá thể. Ngựa được thịt ra nấu cao ngày một nhiều, còn người đi nhân giống lai tạo ngựa bạch khi đó hầu như không có”. Sau đó, Thắng đã quyết định bán hết gà, vịt cộng với tiền của chị mình để lập trang trại ngựa bạch.
Theo anh Thắng, ngựa bạch Cao Bằng nhỏ, con trưởng thành chỉ nặng khoảng 150 - 180kg, nuôi ngựa bạch nói chung và ngựa Cao Bằng nói riêng vừa dễ mà cũng vừa khó. Dễ ở chỗ ngựa bạch ăn được tất cả các loại cỏ, bệnh tật rất ít, thường chỉ các bệnh thông thường như đầy hơi, chướng bụng, dễ chữa khỏi. Nhưng khó là chúng kém thích nghi với thời tiết mùa hè.
Được sự tư vấn của khoa thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Thắng đã mạnh dạn nuôi thêm một số cá thể ngựa nữa sau nhiều phen thất bại. Sau khoảng 2 năm, trại ngựa đã có số lượng kha khá và hiện nay diện tích trang trại của Thắng đã lên tới 6,7ha, với nhiều bãi cỏ cho ngựa ăn, việc nhân giống và phát triển đàn ngựa cũng suôn sẻ.
Theo anh Thắng, ngựa bạch cũng có 2 loại được phân biệt theo màu lông. Đó là loại ngựa bạch trắng muốt như tuyết và ngựa bạch thau với lông ngả màu đồng. Những chú ngựa bạch dù là trắng muốt hay đồng thau, sau khi tắm rửa sạch sẽ đều rất đẹp. Từ hình dạng và bộ lông đẹp đẽ ấy, anh Thắng đã nghĩ ra ý định thuần hóa vài cặp để cho mọi người cưỡi chơi.
Hàng ngày anh Thắng tận tay chăm sóc chú ngựa bạch đã thuần hóa từ cho ăn, đeo yên, đeo dây cương rồi cưỡi nó đi vài vòng quanh trang trại cho quen với hơi người, quen đường đi lối lại. Việc nuôi ngựa bạch để nhân lai tạo giống bán là cuộc mưu sinh làm giàu, nhưng thuần hóa ngựa, theo anh Thắng thực sự là đam mê và mong muốn để có một vài chú ngựa bạch phục vụ cho các bạn trẻ vui chơi đích thực.
Có thể bạn quan tâm

Cao su, mặt hàng từng được mệnh danh là “vàng trắng” vì giá trị kinh tế to lớn mang lại thì nay lại đang khiến người trồng lẫn DN XK “sống dở chết dở” khi liên tục trượt giá, ế hàng.

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.