Trái mắc ca không biết tiêu thụ ở đâu

Ông Lưu Văn Khởi (xã Ea Tân, huyện Krông Năng) cho biết vườn mắc ca 300 cây trên diện tích 3ha của gia đình ông đã trồng được tám năm nhưng vẫn chưa bán được vụ nào.
“Năm ngoái thu được khoảng 50kg, nhưng đổ rụng nên tôi để ăn hết chứ có bán được đồng nào đâu. Nghe quảng cáo là cây “triệu đô”, sắp mở cơ sở chế biến ở Đắk Lắk, xuất khẩu sang Úc nên chúng tôi cũng trồng thử. Nhưng cho đến nay vẫn chưa biết bán cho ai, chưa biết chở đi đâu để thanh lý đống mắc ca này” - ông Khởi cho biết.
Ông Phan Xuân Hảo (Ea Tân) - chủ vườn mắc ca với 630 cây - cho biết đã mua giống với giá 80.000 đồng/cây, cộng cả chi phí ban đầu là gần 75 triệu đồng, được trạm giống cam kết là sau ba năm không đậu quả sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
“Nhưng đến nay đã hơn ba năm, rất nhiều cây không đậu quả, chúng tôi có thông báo cũng chưa thấy họ giúp đỡ gì” - ông Hảo bức xúc nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Rễ - trưởng Phòng NN&PTNT huyện Krông Năng - cho biết đã từng khuyến cáo người dân cẩn thận khi trồng loại cây này.
“Nhưng nhiều người dân nghe những thông tin về loại cây “triệu đô” từ các tổ chức cá nhân cung ứng và kinh doanh giống mắc ca nên đổ xô vào mua giống về trồng dẫn đến thua lỗ như hiện nay...” - ông Rễ nói.
Có thể bạn quan tâm

Dù Đồng Nai chưa bước vào mùa thu hoạch rộ ngô vụ hè thu (dự kiến vào giữa tháng 8), nhưng giá ngô thương phẩm hiện đang sụt giảm, trong khi đó trồng ngô lấy thân lại được giá...

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), năm nay toàn huyện có 620 ha nhãn cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 5 nghìn tấn (tập trung ở các xã: Đan Hội, Đông Hưng, Lục Sơn, Đông Phú), tăng tương ứng 20 ha và 500 tấn so với năm ngoái.

Trong những chủ trang trại đã gặp ở Bình Phước, tôi khá ấn tượng với lão nông Dụng Quý Đông. Ấn tượng về trang trại Quý Đông không phải vì 20 ha cây ăn trái - bởi trên địa bàn tỉnh có những trang trại cả trăm ha - mà là từ cách làm nông nghiệp theo hướng bền vững cũng như tư duy chiến lược của anh.

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.

Tin vui đối với người dân 2 xã Thủy Bằng và Dương Hòa - 2 vùng trồng thanh trà trọng điểm của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), khi nay loại trái cây đặc sản này không chỉ được mùa mà còn được cả giá.