Trái Gấc Đi... Tây

Anh Lê Văn Hiệp (sinh năm 1979, xã An Phước, huyện Long Thành - Đồng Nai) được biết đến như một người “mê” làm giàu và có nhiều sáng kiến để phát triển kinh tế.
Sau khi thực hiện thành công các mô hình, như: nuôi chim trĩ, bồ câu, trồng hoa lan... hiện nay, anh đang tiến hành thử nghiệm trồng gấc để xuất khẩu sang thị trường các nước: Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…
* Phát triển cây gấc
Trong một lần tình cờ đọc báo và được biết một bác sĩ ở Hà Nội đã nghiên cứu thành công một loại dược liệu chữa bệnh từ tinh dầu gấc, anh Hiệp đã tìm hiểu thêm thông tin về cây gấc trên sách, báo, mạng internet và nhận thấy rõ các thành phần trong quả gấc có thể dùng để bào chế các loại thuốc chữa bệnh cho người bị nhiễm chất độc da cam, giúp sáng mắt, bồi bổ cơ thể... Bên cạnh đó, giống gấc cũng phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nên anh Hiệp đã quyết định trồng thử.
Anh đã cải tạo 4 hécta đất bạc màu trước đây trồng khoai mì, đầu tư lắp hệ thống tưới tiêu để tiện chăm sóc cây gấc. Anh Hiệp cho biết: “Trồng gấc quan trọng là khâu chọn giống. Cây gấc truyền thống thường cho quả bé, vỏ dày, thịt ít nên tôi đã chọn thêm giống gấc lai cao sản của Mỹ cho quả to, năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng cũng cao hơn so với giống gấc truyền thống trong nước. Bên cạnh đó, loại gấc lai cao sản của Mỹ cũng đang được thị trường nước ngoài rất ưa chuộng”.
Cây gấc một năm thường chỉ có 1 vụ thu hoạch, sau mỗi vụ thu hoạch, anh Hiệp cắt gốc để lại khoảng 10-15cm cho nảy mầm những cây mới, đồng thời cắt ghép các giống gấc lai vào gốc gấc cũ. Trong thời gian gấc chưa leo giàn, anh tận dụng diện tích để trồng xen canh một số loại rau củ. Với diện tích 4 hécta ở lứa đầu tiên, anh thu hoạch được gần 15 tấn gấc và xuất đi với giá 13 ngàn đồng/kg.
* Mở rộng vùng nguyên liệu
Ngoài việc nắm vững các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gấc, anh Hiệp còn chú trọng trong việc tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm của cây gấc. Anh Hiệp chia sẻ: “Trái gấc hiện nay đang được thị trường nhiều nước ưa chuộng, như: Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…
Tuy nhiên, sản lượng sản xuất trên địa bàn cũng đang còn hạn chế, hiện nay sản phẩm chủ yếu cung ứng cho Công ty chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (VNPOFOOD) ở Hà Nội. Sắp tới, tôi sẽ liên kết với nông dân để mở rộng diện tích tăng sản lượng và đáp ứng đơn hàng xuất khẩu đi Hà Lan của Công ty nông sản Việt (TP.Hồ Chí Minh)”.
Sau khi có thể chủ động được đầu ra cho sản phẩm, anh Hiệp đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng gấc và tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn hơn. Anh tiến hành liên kết với các cơ sở, gia đình ở địa phương để mở rộng vùng nguyên liệu và bảo đảm bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con.
Hiện anh Hiệp đã liên kết được với 12 hộ dân ở xã Suối Trầu (huyện Long Thành) với tổng diện tích là 20 hécta và giới thiệu giống gấc lai cao sản của Mỹ tới các hộ dân ở tỉnh Bình Phước với diện tích gần 30 hécta. Ngoài ra, anh đã tự đầu tư và sáng chế thành công máy sấy gấc để phục vụ cho việc xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Trồng trọt từng chiếm giá trị tổng sản lượng rất lớn trong toàn ngành Nông nghiệp. Tuy vậy, tăng trưởng của ngành này nhiều năm nay không ổn định, mấy năm gần đây có xu hướng chậm lại.

Theo giới thiệu của Bí thư Đoàn xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương - Lào Cai), chúng tôi đến thăm gia đình anh Giàng Seo Di khi anh chuẩn bị lên đồi hái quýt cho phiên chợ cuối tuần. Sau gần 2 giờ đi bộ lên đồi, tôi có dịp nghe anh kể về hành trình thoát nghèo của gia đình nhờ cây quýt Mường Khương.

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.

Một thống kê mới vừa được Bộ NNPTNT công bố: Riêng năm 2013, Việt Nam đã phải bỏ ra tới 12,4 tỷ USD để nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy móc nông nghiệp… phục vụ sản xuất. Riêng con số này đã chiếm tới trên 40% kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn ngành. Điều gì đang và sẽ xảy ra với nền nông nghiệp nước ta?