Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trại gà của chàng kỹ sư tin học

Trại gà của chàng kỹ sư tin học
Ngày đăng: 26/11/2015

Trại gà Đông Tảo của anh Phan Văn Sang có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh chuyên xuất khẩu gà con và gà thịt.

Trang trại của anh có gần 50 con gà Đông Tảo giống cùng với hàng trăm gà con có thể xuất bán từ 1 - 5 tháng tuổi, giá từ 250 - 500 ngàn đồng/con.

Bình quân mỗi năm anh xuất bán hơn 900 gà con nuôi giống cùng 100 con gà thịt, giá dao động từ 400 - 450 ngàn đồng/kg gà thịt.

Ngoài ra anh còn kết hợp nuôi heo, bình quân mỗi tháng thu nhập từ chăn nuôi gần 20 triệu đồng.

Tuy là một kỹ sư máy tính nhưng anh Sang lại đam mê chăn nuôi, hàng ngày tìm hiểu trên mạng thấy gà Đông Tảo mang lại hiệu quả cao nên mua về nuôi thử.

Năm 2010 anh bắt đầu nuôi 10 con gà Đông Tảo giống nhưng lại gặp phải đàn gà giả nên mất trắng.

Không nản chí anh tiếp tục tìm hiểu và ra tận Hưng Yên để mua giống về nuôi.

Lứa đầu tiên anh gặp khó khăn về việc chăm sóc đàn gà và đầu ra cho sản phẩm.

Với sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ của những người đi trước trong nghề, công việc chăn nuôi dần ổn định.

Hiện nay cơ sở nuôi gà Đông Tảo của anh Sang là nguồn cung cấp giống cho cả khu vực miền Trung và một số tỉnh thành Tây Nguyên.

Trung bình mỗi năm trang trại ấp nở khoảng 900 - 1.000 gà con , phần còn lại anh nhập từ cơ sở liên kết ngoài Hưng Yên và là nơi cung cấp gà thịt cho các nhà hàng ở Đà Nẵng và Quy Nhơn.

Anh Phan Văn Sang chia sẻ: “Phần lớn người tiêu dùng thích gà đẹp, chân phải to thân hình chuẩn chắc khỏe, thường gà khi đủ tuổi thì mới phát triển hết các tiêu chí trên.

Gà Đông Tảo có đặc tính chân càng to thì cân càng nặng, thân hình chắc khỏe; trong đó giai đoạn chân to nhất từ 10 - 12 tháng tuổi.

Vì thế khi chưa đủ độ tuổi không nên xuất bán để đảm bảo ch6at1 lượng sản phẩm cũng như giá thành”.

Gà Đông Tảo là loại gà có hệ tiêu hóa và hô hấp yếu hơn gà thường nên việc chăm sóc rất khó.

Theo đó, hằng tuần cần phun tiêu khử độc là đàn gà để tránh dịch bệnh.

Tuy bận rộn với công việc chính là kỹ sư tin học của nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng anh Sang đang có ý định mở rộng sản xuất và đưa vào sử dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi để gia tăng chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Tài - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Quý cho biết: “Đây là một mô hình rất hiệu quả cần nhân rộng, tuy nhiên người biết nhiều về kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo như anh Sang rất ít.

Vì thế trong thời gian đến, xã sẽ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi để có thể nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo này”.


Có thể bạn quan tâm

Nhộn Nhịp Mùa Măng Tre Nhộn Nhịp Mùa Măng Tre

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.

17/09/2014
Đóng Tàu Mới Ngân Hàng Chọn Đối Tượng Cho Vay Đóng Tàu Mới Ngân Hàng Chọn Đối Tượng Cho Vay

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

17/09/2014
Nuôi Ếch Mùa Lũ Lãi Khá Nuôi Ếch Mùa Lũ Lãi Khá

Ông Lưu Văn Phước, ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành – An Giang thả nuôi 7 vèo ếch Thái với diện tích trên 100m2 cho biết: Sau 3 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng từ 200 – 300 gram/con, ông thu được 5.500 con ếch thịt bán với giá 25.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi 32 triệu đ.

18/09/2014
Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản

Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.

18/09/2014
“Bẫy” Mực Dưới Đáy Biển “Bẫy” Mực Dưới Đáy Biển

Nhiều lần đến với xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, nơi tiếp giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình về phía Bắc để tác nghiệp, chúng tôi đã biết được một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công ở đây như: Lặn biển bắt tôm hùm, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là kiểu làm “nhà bẫy mực” dưới đáy biển!

18/09/2014