Trại gà của chàng kỹ sư tin học

Trại gà Đông Tảo của anh Phan Văn Sang có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh chuyên xuất khẩu gà con và gà thịt.
Trang trại của anh có gần 50 con gà Đông Tảo giống cùng với hàng trăm gà con có thể xuất bán từ 1 - 5 tháng tuổi, giá từ 250 - 500 ngàn đồng/con.
Bình quân mỗi năm anh xuất bán hơn 900 gà con nuôi giống cùng 100 con gà thịt, giá dao động từ 400 - 450 ngàn đồng/kg gà thịt.
Ngoài ra anh còn kết hợp nuôi heo, bình quân mỗi tháng thu nhập từ chăn nuôi gần 20 triệu đồng.
Tuy là một kỹ sư máy tính nhưng anh Sang lại đam mê chăn nuôi, hàng ngày tìm hiểu trên mạng thấy gà Đông Tảo mang lại hiệu quả cao nên mua về nuôi thử.
Năm 2010 anh bắt đầu nuôi 10 con gà Đông Tảo giống nhưng lại gặp phải đàn gà giả nên mất trắng.
Không nản chí anh tiếp tục tìm hiểu và ra tận Hưng Yên để mua giống về nuôi.
Lứa đầu tiên anh gặp khó khăn về việc chăm sóc đàn gà và đầu ra cho sản phẩm.
Với sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ của những người đi trước trong nghề, công việc chăn nuôi dần ổn định.
Hiện nay cơ sở nuôi gà Đông Tảo của anh Sang là nguồn cung cấp giống cho cả khu vực miền Trung và một số tỉnh thành Tây Nguyên.
Trung bình mỗi năm trang trại ấp nở khoảng 900 - 1.000 gà con , phần còn lại anh nhập từ cơ sở liên kết ngoài Hưng Yên và là nơi cung cấp gà thịt cho các nhà hàng ở Đà Nẵng và Quy Nhơn.
Anh Phan Văn Sang chia sẻ: “Phần lớn người tiêu dùng thích gà đẹp, chân phải to thân hình chuẩn chắc khỏe, thường gà khi đủ tuổi thì mới phát triển hết các tiêu chí trên.
Gà Đông Tảo có đặc tính chân càng to thì cân càng nặng, thân hình chắc khỏe; trong đó giai đoạn chân to nhất từ 10 - 12 tháng tuổi.
Vì thế khi chưa đủ độ tuổi không nên xuất bán để đảm bảo ch6at1 lượng sản phẩm cũng như giá thành”.
Gà Đông Tảo là loại gà có hệ tiêu hóa và hô hấp yếu hơn gà thường nên việc chăm sóc rất khó.
Theo đó, hằng tuần cần phun tiêu khử độc là đàn gà để tránh dịch bệnh.
Tuy bận rộn với công việc chính là kỹ sư tin học của nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng anh Sang đang có ý định mở rộng sản xuất và đưa vào sử dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi để gia tăng chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Tài - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Quý cho biết: “Đây là một mô hình rất hiệu quả cần nhân rộng, tuy nhiên người biết nhiều về kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo như anh Sang rất ít.
Vì thế trong thời gian đến, xã sẽ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi để có thể nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo này”.
Có thể bạn quan tâm

Từng là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản Chả B, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, song nhờ quyết tâm vượt qua khó khăn, chịu khó chăn nuôi phát triển sản xuất, gia đình chị Tòng Thị Thịnh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập ổn định. Gia đình chị là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của xã.

Hơn 2 tuần qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trở lạnh hơn vào sáng sớm và chiều tối thường xuất hiện sương mù dày đặc, người trồng hoa tại làng hoa Sa Đéc đang lo lắng về tình trạng đốm lá, thối rễ, rụng lá, hoa không nở đúng dịp Tết... sẽ gây thất thu lớn cho nhà vườn.

Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức hội thảo về biện pháp cải thiện giống quýt hồng Lai Vung. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và UBND huyện Lai Vung.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện “Chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn” theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vụ Xuân năm nay, huyện Bắc Quang thực hiện gieo cấy trên 2.900 ha lúa. Đến nay, đã có 1.816,1 ha mạ đã được gieo để chuẩn bị cấy lúa Xuân. Đặc biệt, khi làm đất gieo mạ, người dân chú trọng công tác đầu tư thâm canh bằng cách bón lót phân chuồng, phân lân hoặc bón vôi cho những diện tích ruộng đã đến chu kỳ bón vôi cải tạo.