Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trại gà của chàng kỹ sư tin học

Trại gà của chàng kỹ sư tin học
Ngày đăng: 26/11/2015

Trại gà Đông Tảo của anh Phan Văn Sang có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh chuyên xuất khẩu gà con và gà thịt.

Trang trại của anh có gần 50 con gà Đông Tảo giống cùng với hàng trăm gà con có thể xuất bán từ 1 - 5 tháng tuổi, giá từ 250 - 500 ngàn đồng/con.

Bình quân mỗi năm anh xuất bán hơn 900 gà con nuôi giống cùng 100 con gà thịt, giá dao động từ 400 - 450 ngàn đồng/kg gà thịt.

Ngoài ra anh còn kết hợp nuôi heo, bình quân mỗi tháng thu nhập từ chăn nuôi gần 20 triệu đồng.

Tuy là một kỹ sư máy tính nhưng anh Sang lại đam mê chăn nuôi, hàng ngày tìm hiểu trên mạng thấy gà Đông Tảo mang lại hiệu quả cao nên mua về nuôi thử.

Năm 2010 anh bắt đầu nuôi 10 con gà Đông Tảo giống nhưng lại gặp phải đàn gà giả nên mất trắng.

Không nản chí anh tiếp tục tìm hiểu và ra tận Hưng Yên để mua giống về nuôi.

Lứa đầu tiên anh gặp khó khăn về việc chăm sóc đàn gà và đầu ra cho sản phẩm.

Với sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ của những người đi trước trong nghề, công việc chăn nuôi dần ổn định.

Hiện nay cơ sở nuôi gà Đông Tảo của anh Sang là nguồn cung cấp giống cho cả khu vực miền Trung và một số tỉnh thành Tây Nguyên.

Trung bình mỗi năm trang trại ấp nở khoảng 900 - 1.000 gà con , phần còn lại anh nhập từ cơ sở liên kết ngoài Hưng Yên và là nơi cung cấp gà thịt cho các nhà hàng ở Đà Nẵng và Quy Nhơn.

Anh Phan Văn Sang chia sẻ: “Phần lớn người tiêu dùng thích gà đẹp, chân phải to thân hình chuẩn chắc khỏe, thường gà khi đủ tuổi thì mới phát triển hết các tiêu chí trên.

Gà Đông Tảo có đặc tính chân càng to thì cân càng nặng, thân hình chắc khỏe; trong đó giai đoạn chân to nhất từ 10 - 12 tháng tuổi.

Vì thế khi chưa đủ độ tuổi không nên xuất bán để đảm bảo ch6at1 lượng sản phẩm cũng như giá thành”.

Gà Đông Tảo là loại gà có hệ tiêu hóa và hô hấp yếu hơn gà thường nên việc chăm sóc rất khó.

Theo đó, hằng tuần cần phun tiêu khử độc là đàn gà để tránh dịch bệnh.

Tuy bận rộn với công việc chính là kỹ sư tin học của nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng anh Sang đang có ý định mở rộng sản xuất và đưa vào sử dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi để gia tăng chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Tài - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Quý cho biết: “Đây là một mô hình rất hiệu quả cần nhân rộng, tuy nhiên người biết nhiều về kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo như anh Sang rất ít.

Vì thế trong thời gian đến, xã sẽ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi để có thể nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo này”.


Có thể bạn quan tâm

Biện Pháp Quản Lý Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Mãng Cầu Xiêm Ở Huyện Tân Phú Đông Biện Pháp Quản Lý Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Mãng Cầu Xiêm Ở Huyện Tân Phú Đông

Vừa qua, Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài "Biện pháp quản lý bệnh thối rễ, chết cành mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông", đề tài do ThS. Đặng Thùy Linh làm Chủ nhiệm, Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì, với mục tiêu xác định tác nhân gây bệnh thối rễ, chết cành của cây mãng cầu xiêm, từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp thích hợp, hiệu quả.

19/08/2013
Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh

Người dân Chí Linh (Hải Dương) đang trồng thử nghiệm nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao, trong đó cây na dai đã dần khẳng định vị thế.

19/08/2013
Ông Ngoạn “Hai Nhất” Ông Ngoạn “Hai Nhất”

Ông Lê Huy Ngoạn ở thôn Trân Tảo, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một trong số nông dân hiếm hoi đạt được hai cái nhất. Đó là nuôi cá sinh sản, cá giống giỏi nhất và trồng ổi Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vùng.

20/08/2013
Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Hướng Tới Sản Xuất Hàng Hóa Bền Vững Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Hướng Tới Sản Xuất Hàng Hóa Bền Vững

Trong những ngày đầu tháng 8/2013, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn 2 ấp Tân Hiệp và Tân Thuộc, xã An Xuyên làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn năm 2013.

20/08/2013
Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh (Hải Dương) Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh (Hải Dương)

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.

20/08/2013