Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái cây xuất khẩu còn nhiều thách thức

Trái cây xuất khẩu còn nhiều thách thức
Ngày đăng: 20/09/2015

Xoài Cát chu được xuất khẩu sang Nhật Bản.

Việc các loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước khó tính như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc là một tín hiệu tốt, nhưng để việc xuất khẩu bền vững lâu dài thì vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với một số vùng trồng cây ăn trái Nam bộ.

Những ngày này công nhân các công ty đóng gói xuất khẩu trái cây ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang tất bật cho việc xuất khẩu thanh long đi Nhật, đây cũng là một trong bốn công ty ở Việt Nam được phía Nhật cấp chứng nhận cho xuất khẩu xoài vì đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.

Tuy nhiên, theo đại diện công ty, dù xoài đã được phía bạn chấp nhận nhưng mặt hàng này đang phải đối mặt với sự hoành hành của sâu bệnh mà chưa có cách nào khắc phục triệt để.

Ông Nguyễn Hoàng Huy - Giám đốc Công ty Hoàng Huy cho biết: “Ở đây chúng tôi chỉ xử lý được trứng ruồi, còn nếu có nấm thì khó lắm. Trái xoài Cát chu ngon nhưng nấm và quầng đen chưa xử lý được, mong Nhà nước vào cuộc để nghiên cứu xử lý tình trạng này”.

Ngoài ra để duy trì lượng hàng xuất khẩu đều trong các tháng cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hiện nay. Bởi xoài chỉ có mùa vụ cố định, lượng hàng này xuất khẩu đi Nhật hiện nay vẫn còn khá hạn chế, chỉ vài trăm tấn mỗi năm, thua xa nhu cầu cần đáp ứng.

Hiện Đồng Tháp cũng đang tính đến phương án lập trung tâm nghiên cứu về xoài để nâng cao về chất và lượng xoài địa phương, đồng thời khẩn trương áp dụng biện pháp loại bỏ sai phạm, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc tham gia sản xuất trái cây xuất khẩu.

Ông Trần Văn Công - Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Chúng tôi sẽ xử lý nhắc nhở với những trường hợp làm sai, thậm chí cho người dân đó ra khỏi hợp tác xã. Đồng thời phải gắn trách nhiệm của hợp tác xã với xã viên và với sản phẩm của mình”.

Hiện Đồng Tháp đã lập thêm một hợp tác xã trồng xoài chất lượng cao, cùng với đó là kêu gọi thêm nhà đầu tư để tạo ra chuỗi liên kết từ đầu vào tới đầu ra ổn định để người dân gắn bó lâu dài với trái cây đặc sản này.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam mở rộng diện tích trồng cao su Quảng Nam mở rộng diện tích trồng cao su

Ngày 11/8, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt vùng quy hoạch phát triển cao su xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn với diện tích 893 ha.

12/08/2015
Toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi Toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi

Đến nay toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi. Trong đó diện tích trồng mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 750 ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn.

12/08/2015
Phát triển và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát triển và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang)

Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố đặc sản này là một trong số 50 loại trái cây nổi tiếng và giá trị bậc nhất Việt Nam; năm 2013, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo vinh danh lọt vào top 10 loại trái cây ngon bậc nhất Việt Nam. Cây cam sành đã khẳng định được vị thế là cây trồng mũi nhọn mang lại cuộc sống ấm no, giàu có cho người dân.

12/08/2015
Thanh long rớt giá thê thảm Thanh long rớt giá thê thảm

Do nguồn cung thanh long từ các tỉnh Bình Thuận, Long An nhiều nên giá thanh long trong 1 tuần trở lại đây giảm mạnh. Khảo sát tại TP.Vũng Tàu cho thấy, thanh long ruột đỏ phổ biến ở mức 7.500 đồng/kg, thanh long ruột trắng 3.500 - 5.000 đồng/kg.

12/08/2015
Giá cam sành giảm mạnh Giá cam sành giảm mạnh

Trong tuần qua, giá cam sành tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang bất ngờ giảm mạnh với mức giảm trên 14.000 đồng/kg. Nếu như vào thời điểm cuối tháng 7, giá cam sành trên thị trường vẫn giữ ở mức 28.000 - 29.000 đồng/kg, nhưng hiện tại chỉ còn 14.000 - 18.000 đồng/kg.

12/08/2015