Trái cây vào mùa, được giá

Một số loại trái cây đặc sản ở khu vực Lái Thiêu (TX.Thuận An) như sầu riêng có giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, bòn bon từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, dâu 20.000 - 30.000 đồng/kg, măng cụt 70.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại.
Chị Bùi Thị Kim Phượng, chủ sạp trái cây ở phường Lái Thiêu, TX.Thuận An cho biết, mới đầu mùa nên giá trái cây các loại khá cao, lượng khách đến mua cũng khá đông. Trái cây ở Lái Thiêu được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn do bảo đảm chất lượng, có vị ngon ngọt hơn so với trái cây ở một số vùng khác.
Hiện nay, vườn cây ăn trái Lái Thiêu có diện tích gần 1.300 ha, trong đó diện tích vườn măng cụt trên 660 ha. Ông Lê Quốc Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hưng Định, TX.Thuận An cho biết, năm nay nắng nóng kéo dài nên một số loại trái cây như bòn bon, măng cụt vào mùa chậm hơn, nhưng bù lại bán được giá cao so với cùng kỳ các năm trước; năng suất vườn cây cũng ổn định. Nhiều nhà vườn phấn khởi vì trái cây năm nay bán được giá.
Có thể bạn quan tâm

Hàu là loại ngư sản biển chuyên sống bám theo các vách đá. Ở tỉnh Trà Vinh, hàu sống nhiều theo vách các cống thoát nước xây bằng bê tông trong các ao tôm của người dân huyện Duyên Hải. Do đó, muốn săn bắt hàu, người ta phải ngâm mình dưới nước để dò tìm hàu.

Ở Diên Khánh - vùng trồng cây mía giải khát lớn nhất tỉnh Khánh Hòa - trong những ngày nắng hạn này, nông dân rất phấn khởi bởi mía bán được giá. Ông Lê Chơn (xã Diên Lâm) hồ hởi: “Tôi vừa bán 5 sào (5.000m2) mía tuần trước được 9,5 triệu đồng, so với giá mía đường hiện nay lãi gấp 3 lần nhưng thương lái vẫn hỏi mua vì đang hút hàng…”.

Chỉ thị trên yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố cùng các phòng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc các đối tượng tàng trữ, lắp ráp và vận chuyển vật dụng cấm dùng khai thác thủy sản; Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai chủ trì phối hợp với các sở, ngành cùng các địa phương vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản bằng chất cấm và thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được các lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động cùng với chủ trương chuyển đổi cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản, trong đó có các cây trồng thế mạnh như: bưởi Năm Roi, cam mật, cam sành, quít đường, xoài cát Hòa Lộc…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Năng Khả (Nà Hang. Mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại thôn Nà Reo, quy mô 1 ha với 5 hộ tham gia, thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 11-2014 với tổng kinh phí hơn 193 triệu đồng.