Trái Cây Tăng Giá Sau Tết

Ghi nhận tại thị trường TP Hà Nội ngày 2-3 cho thấy giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm nhẹ so với thời điểm trước tết, riêng các loại trái cây vẫn ở mức khá cao.
Chị Nguyễn Thị Xuân kinh doanh tại đầu mối Long Biên - chợ cung cấp lượng trái cây lớn cho thị trường TP Hà Nội và các tỉnh lận cận - cho biết các loại trái cây từ Tết ra đến nay luôn trong tình trạng khan hàng, nên giá đều tăng lên.
Chẳng hạn như xoài cát Hòa Lộc lên đến 70.000 – 80.000 đồng/kg, Thanh long dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, bưởi da xanh có giá từ 70.000 – 80.000 đồng/quả; cam Canh từ 50.000 - 70.000 đồng/kg.
Ghi nhận tại chợ đầu mối hoa quả Từ Liêm thời gian này giá trái cây cũng có chiều hướng nhích lên đáng kể. Măng cụt giá từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, Nho xanh có giá từ 45.000 – 50.000đồng/kg; bưởi Diễn 50.000 đồng/quả...
Theo các tiểu thương, lượng hàng tại chợ quá ít trong khi thời điểm này đang là trái vụ của nhiều loại trái cây nhưng sức mua lại mạnh do sắp tới rằm tháng Giêng. Họ dự báo giá có thể tăng lên nữa trong vài ngày tới và phải đến tận 17 - 18 tháng Giêng âm lịch mới khả năng hạ nhiệt.
Giá thịt vẫn neo cao
Giá thực phẩm những ngày gần đây đã giảm so với những ngày trước và sau Tết nguyên đán. Tuy nhiên so với giai đoạn từ 20 tháng Chạp trở về trước thì giá cả hiện vẫn đắt hơn khoảng 10.000 - 30.000 đồng/kg.
Cụ thể thịt bò thăn hiện phổ biến từ 280.000 - 300.000 đồng/kg; gà ta loại ngon giá 140.000 đồng/kg (chưa thịt); xương sườn lợn giá 100.000 - 110.000 đồng/kg; thịt nạc vai 110.000 - 120.000 đồng/kg...
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hè Thu, thời tiết thường có nhiều bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau màu (nắng nóng, mưa nhiều). Vì vậy, để giảm thiểu những tác hại, rủi ro trên cây trồng do thời tiết gây ra, nông dân cần chú ý và có những biện pháp kĩ thuật tác động sao cho phù hợp và hiệu quả trong tất cả các khâu của mùa vụ.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi ở xã Hộ Hải, (huyện Ninh Hải) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên 3,5 sào đìa của gia đình.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc, với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm.

Cuối năm 2010, anh Hồ Văn Hương đầu tư 1,5 tỷ đồng thành lập vườn ươm Đoàn Kết ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải.

Là “vựa lúa” của cả tỉnh, huyện Ninh Phước luôn là địa phương dẫn đầu cả về diện tích và năng suất, sản lượng. Vụ hè – thu năm nay, toàn huyện xuống giống 4.325 ha, tăng 5% so với kế hoạch.