Trái Cây Miền Tây Gặp Khó Vì Kiểm Soát Tải Trọng

Dân chủ vựa nói, cánh nhà xe than nếu chở đúng tải, cước vận chuyển tăng gấp 3 - 4 lần.
Chợ huyện Tịnh Biên (An Giang) nằm giáp biên với nước bạn Campuchia, ngày thường trên bến dưới thuyền nhộn nhịp. Tại đây từ lâu hình thành một khu vực buôn bán hàng nông sản rau, củ quả nhộn nhịp giữa cư dân hai nước.
Trái cây từ các tỉnh miền Tây đổ về tập kết nơi đây rồi xuất sang Campuchia.
Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 4 đến nay bãi tập kết hàng nông sản ở Tịnh Biên trở nên thưa thớt, vắng lặng. Số lượng xe tải vận chuyển trái cây từ các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long đổ về rất ít.
Dân chủ vựa nói, cánh nhà xe than nếu chở đúng tải, cước vận chuyển tăng gấp 3 - 4 lần.
"Trong xã có hơn 100 hộ trồng dưa hấu vụ xuân hè với diện tích 150 ha. Nhưng thị trường tiêu thụ gặp khó khiến giá dưa giảm mạnh. Nông dân lỗ 1,5-2 triệu đồng/công. Các hộ thuê đất trồng lỗ 3,5-4 triệu đồng/công. Tại bãi tập kết dưa hấu bên kia lộ trước cửa UBND xã, mới mấy ngày trước vào vụ nhộp nhịp, xe tải về xếp hàng chờ. Thế nhưng mấy ngày qua chỉ còn thưa thớt vài chiếc xe tải về mua dưa", ông Nguyễn Tấn Thường, Phó chủ tịch UBND xã Phú Cường, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).
Bà Trần Thị Kim Cúc, chủ vựa trái cây ở Tịnh Biên (An Giang), nói: Trước đây khi vào mùa trái cây thường ngày có hàng chục chiếc xe tải trọng lớn chuyển hàng lên đây. Từ đó mỗi ngày có cả trăm tấn trái cây các loại xuất sang Campuchia. Nhưng trong mấy ngày qua lượng hàng thu mua giảm nhiều.
Một số tài xế xe tải cho biết lượng xe chở hàng lên đây ít đi là vì không dám chở quá tải. Nếu chở đúng tải trọng xe thì không có “ăn”, thà nằm ở nhà còn hơn.
Chính vì vậy mấy ngày qua khách hàng bên Campuchia đặt hàng trái cây với số lượng lớn nhưng không có hàng để giao.
Hiện nay ở ĐBSCL trái cây sắp vào mùa. Tại các chợ đầu mối trái cây trên địa bàn hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang, nhiều nhất là xoài, ổi, dưa hấu và cam sành…
Các chủ vựa thu mua trái cây phân loại, đóng thùng chuyển theo xe tải tiêu thụ ở TP.HCM, miền Bắc hoặc xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Ông Trần Văn Thanh, chủ vựa thu mua xoài tại chợ đầu mối trái cây ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), cho rằng: Thời gian gần đây các mặt hàng nông sản bị rớt giá mạnh. Trong đó đơn cử như mặt hàng xoài cát sau khi có giá khá cao thì bất ngờ giảm mạnh từ đầu tháng 4, nguyên nhân do cước phí vận chuyển tăng, các điểm thu mua điều chỉnh lại giá để tránh thua lỗ.
Theo ông Thanh, từ giữa tháng 3 khi xoài bắt đầu vào mùa thu hoạch, mỗi ngày tại điểm thu mua của ông bình quân chuyển 10 - 12 tấn xoài bán ra các tỉnh phía Bắc. Do những yếu tố tác động trên nên từ đầu tháng 4 đến nay ông Thanh mở cửa thu mua cầm chừng và chưa xuất bán chuyến xoài nào ra ngoài tỉnh.
Chung qui cũng vì cước phí vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc quá cao, từ 400.000 đến 450.000 đồng/thùng (mỗi thùng từ 50 - 60 kg), tăng gấp 3 - 4 lần so với cước phí vận chuyển trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, huyện Phù Ninh có diện tích đất tự nhiên là 16.723,26ha, đất đồi gò và đất vườn chiếm 62,49% (5250,8ha). Đất đai ở đây phần lớn là đồi thấp chủ yếu được trồng bạch đàn. Tuy nhiên, sau một vài chu kỳ sản xuất bạch đàn, đất đai trở nên cằn cỗi, khó có thể canh tác các loại cây trồng khác.

Đối với các loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm: Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm được triển khai tại 38 xã, thị trấn (16 xã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A, 5 xã nguy cơ cao với bệnh cúm gia cầm H5N6), thuộc các huyện: Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao và 17 xã thuộc huyện Tân Sơn.

Trên địa bàn huyện Thanh Ba có 12 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè phân bố trên 9 xã, thị trấn và 110 cơ sở chế biến chè mi ni (công suất dưới 500kg chè búp/ngày) tập trung ở một số xã: Năng Yên, Quảng Nạp, Khải Xuân…

Về Minh Tiến, huyện Đoan Hùng lần này chúng tôi thấy nhiều hộ dân treo biển thông báo bán cây đinh lăng giống. Qua tìm hiểu với chính quyền địa phương được biết, từ vài năm gần đây, nhiều hộ dân trồng cây đinh lăng đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Bên cạnh đó, ngành cần tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, đặc biệt là bệnh cúm ở gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây nhiễm sang người…