Trái cây lại loạn giá

Mít Thái, chôm chôm, thanh long đủ loại trái cây tại vườn rớt xuống chỉ còn... 500 đồng đến 6.000 - 7.000 đồng/kg, trong khi tại thị trường bán lẻ hàng hóa rất nhiều, giá hàng loại 1 vẫn bán được giá, thậm chí tăng lên.
Nhiều hộ nông dân tại Long Khánh (Đồng Nai) cho biết gần một tháng qua giá chôm chôm rớt liên tục, đầu vụ giá chôm chôm Thái, nhãn bán tại vườn 30.000 đồng/kg, sau đó rớt liên tục xuống mức giá 6.000 - 7.000 đồng/kg.
Mít Thái cũng chỉ còn 2.000 đồng/kg, chuối 1.000 - 2.000 đồng/kg, nhãn 6.000 - 7.000 đồng, thanh long loại dạt chỉ có 500 đồng/kg, loại cao cấp hơn cũng chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg, ruột đỏ 8.000 - 10.000 đồng/kg.
Đại diện vựa trái cây Thanh Trung (bến xe Long Khánh) cho biết mít vào mùa và không ngọt nên ít người mua, hiện chỉ bỏ số lượng ít cho nhà máy chế biến, sấy nên mít tồn đọng phải giảm giá mua từ nông dân.
Tương tự, ông Nguyễn Hữu Nghĩa (Long Khánh) cho hay mỗi cây chuối cho thu hoạch từ 15 - 20kg, với giá bán 1.500 đồng/kg như hiện nay coi như cầm chắc lỗ.
Tại chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM), giá thanh long dao động từ 4.000 - 11.000 đồng/kg tùy loại, đến đầu chợ sáng tiểu thương cho biết phải bán tháo với bất cứ giá nào chứ không trữ hàng, gánh lỗ thêm.
Tại các chợ lẻ, đặc biệt là các điểm bán lề đường, thanh long đã đội lên 7.000 - 12.000 đồng/kg. Ghi nhận trên đường Lý Thái Tổ và Thành Thái (Q.10), thanh long ruột đỏ được bán 15.000 đồng/kg.
Tương tự, tại chợ Bà Hoa (Q.Tân Bình), chôm chôm Thái hay nhãn tiểu thương bán 15.000 đồng/kg, mít Thái bán 14.000 đồng/kg. Những mặt hàng như chôm chôm, thanh long hay măng cụt đang được các tiểu thương đưa về đổ thành từng đống rất nhiều tại chợ lẻ, mức giá cao nhất chưa tới 20.000 đồng/kg.
Sở dĩ hàng hóa tại các chợ lẻ giảm, theo các tiểu thương, do giá sỉ thấp, hàng rất nhiều. Riêng thanh long ruột đỏ, loại ngon, trái lớn có giá 17.000 - 20.000 đồng/kg tại các chợ đầu mối. Măng cụt, xoài cát Hòa Lộc loại 1 giá hầu hết tăng thêm như măng cụt từ 30.000 lên 35.000 đồng/kg, xoài cát 55.000 - 60.000 đồng/kg...
Theo nhiều tiểu thương chợ đầu mối Thủ Đức, thanh long, chôm chôm hay chuối rớt giá chủ yếu là hàng chất lượng thấp. Hiện mặt hàng thanh long, chôm chôm thường bị sâu bệnh, nấm nên phải bán đổ đống, có khi không ai mua, trong khi chuối đang bị hạn chế xuất đi Trung Quốc nên dội ngược lại các chợ khiến giá giảm sâu.
Có thể bạn quan tâm

Nông nghiệp là ngành mũi nhọn trong cơ cấu sản xuất của tỉnh Bắc Giang, đã có nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tuân thủ quy trình an toàn, bảo đảm chất lượng nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã phần nào giúp nông dân khắc phục tình trạng này.

Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.

Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.

Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.

Cùng với đó, huyện cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi cho người dân. Đó sẽ là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi của huyện ngày một phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.