Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái cây gặp khó

Trái cây gặp khó
Ngày đăng: 25/06/2015

Thường từ tháng 4 đến tháng 7, ở miền Tây trái cây vào mùa thu hoạch. Cùng thời gian này, trái cây miền Đông cũng chín, “đụng độ” với trái cây miền Tây. Rồi vải thiều miền Bắc rục rịch Nam tiến. Tất cả khiến trái cây đồng loạt rớt giá.

Trái cây dội chợ

Những ngày qua trái cây ở các tỉnh ĐBSCL cùng lúc thu hoạch nhiều nên giá bán giảm mạnh. Hơn một tháng trước, sầu riêng đầu mùa loại trái ngon cơm vàng, hạt lép có giá trên 70.000đ/kg, nay ngoài chợ giảm xuống 30.000-35.000đ/kg. Còn thương lái về tận vườn thu mua hạ xuống dưới 25.000đ/kg.

Chôm chôm giống Thái rớt giá còn 17.000-22.000đ/kg, trong khi cách đây nửa tháng có giá 30.000đ/kg; mãng cầu ta (quả na) từ 60.000đ/kg giảm còn 40.000đ/kg.

Rớt giá mạnh nhất là thanh long, hàng nhiều bày bán khắp nẻo đường miền Tây. Trên quốc lộ 91 Cần Thơ về Ô Môn, nhà vườn bán thanh long bên lề đường 3kg giá chỉ có 10.000đ, tức là 1 kg thanh long ngang giá ly trà đá.

Về huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, nơi có diện tích vườn trái cây chiếm hơn 80% tổng diện tích nhà vườn toàn TP, đủ loại trái cây đang vào mùa, bày bán nhan nhản hai bên đường.

Nhà vườn thu hoạch số lượng nhiều thường bán cho thương lái chở đi chợ xa. Còn vườn nhỏ, trái ít thu rải vụ, nhà vườn tự chở ra chợ hay bày bán trước cửa nhà.

Đặc sản vẫn lo

Mấy năm trước, nhà vườn chuyên canh trồng trái cây đặc sản không lo vào mùa dội chợ. Nhưng mùa trái chín năm nay, gặp nhà vườn nào cũng than thở.

Ông Lê Văn Mậu, ở xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) trồng 5 công xoài, bức xúc nói: "Chưa có năm nào như năm nay, xoài tới lứa hái rồi nhưng gọi hoài mà cánh thương lái không màng tới mua. Hiện xoài giảm giá so với trước tết đến 60-70%.

Mấy ngày qua, ra vườn thấy xoài ửng vàng trên cây, sốt ruột nên tôi chọn trái chín hái trước đem ra chợ bán.

Loại xoài ngon giống Hòa Lộc nổi tiếng của Cao Lãnh thương lái mua loại 1 giá 25.000-30.0000đ/kg; xoài cát Chu Cao Lãnh 14.000đ/kg. Các giống xoài ghép lai như xoài Đài Loan 5.000-7.000đ/kg, xoài thanh ca, xoài hòn...giá 3.000- 4000đ/kg"...

Nhiều nhà vườn chuyên canh măng cụt ở cuối nguồn sông Hậu, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) từng trúng đậm mấy mùa trước và không lo dội chợ thì năm nay cũng "không thoát".

Phần thì thời tiết khô hạn nắng nóng kéo dài nên trái ít, nhỏ, chỉ đạt cỡ 3 tấn/ha, giảm 50% năng suất, phần nữa là cùng chung số phận rớt giá như nhiều loại trái cây khác.

Ở Kế Sách (Sóc Trăng) và Phong Điền (Cần Thơ) nhà vườn bán măng cụt hiện còn 35.000đ/kg, giảm 20.000-25.000đ/kg so đầu vụ cách đây hơn một tháng. Cách Cao Lãnh (Đồng Tháp) hai con sông Tiền, sông Hậu, nhưng ở Cần Thơ thương lái về vườn mua xoài Hòa Lộc, lựa trái đẹp mua 17.000đ/kg, rẻ hơn 8.000 đ/kg.

Ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ), anh Trần Tuấn Anh trồng 1 ha xoài cát Hòa Lộc, cần mẫn chăm bón rất kỹ, bỏ ra hơn 25 triệu đồng để bao từng trái xoài.

Theo anh, nhờ cách làm này mà năm nay vườn xoài nhà anh đỡ mất giá hơn các vườn khác. Bởi thương lái vào vườn thu mua tuyển lựa rất kỹ, chỉ mua trái to đẹp, sạch sâu bệnh...

Hơn hai năm qua, các nhà vườn miền Tây bắt đầu XK chôm chôm, nhãn, nhưng số lượng chưa nhiều, vì trái cây đạt tiêu chuẩn an toàn còn ít, trồng không tập trung.

Theo Trung tâm khuyến nông các tỉnh trong vùng, mô hình vườn chuyên canh cây đặc sản sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP được nông dân thực hành thành công. Song khi khuyến khích nhân rộng mô hình lại gặp trở ngại.

Vì để đạt chứng nhận tiêu chuẩn GAP phải tốn nhiều chi phí (thông thường xây dựng mô hình có kinh phí Nhà nước hoặc DN hỗ trợ) và khi hết hạn phải tái kiểm định, đóng thêm phí. Đó là chưa nói đến cho dù trái cây  đạt hay không đạt chứng nhận an toàn nếu bán nội tiêu thì giá cũng như nhau.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá “Heo” Nước Ngọt Ở An Giang Nuôi Cá “Heo” Nước Ngọt Ở An Giang

Cá có màu sắc đẹp, mình xanh bóng, đuôi và vây đỏ cam; thịt thơm ngon, béo ngậy. Chế biến món ăn đang thịnh hành là nướng muối ớt hay kho tiêu, ăn với cơm cháy thì rất hấp dẫn. Trước đây, cá “heo” cũng như cá linh, cá chốt là sản vật bình thường, gần đây trở thành đặc sản có tiếng của ĐBSCL do nuôi được nhiều, bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao. Vì cá có màu sắc đẹp, nhiều người còn nuôi làm cảnh.

17/11/2014
Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Của Bến Tre Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Của Bến Tre

Tổng sản lượng thu hoạch toàn tỉnh ước đạt 245,3 nghìn tấn, đạt 100,12 % kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó sản lượng tôm biển đạt 54,3 nghìn tấn, đạt 101,9% kế hoạch năm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2013.

17/11/2014
Chống Dịch Bệnh Tôm Dân Cuống Cuồng, Quan Chẳng Vội Chống Dịch Bệnh Tôm Dân Cuống Cuồng, Quan Chẳng Vội

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh ở tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Hiệp hội có trên 2.000 ha ao nuôi, đến nay đã thả gần 50% diện tích nhưng cũng có 40-50% trong đó thiệt hại, phần lớn tôm chết do bệnh đốm trắng.

17/11/2014
Bình Thủy (TP Cần Thơ) Nuôi Cá Bè Trên Sông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Bình Thủy (TP Cần Thơ) Nuôi Cá Bè Trên Sông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, trên đoạn sông Hậu dài khoảng 1 km nằm dọc theo cồn Sơn, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy hiện có 52 bè cá của người dân chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, thát lát cườm. Hằng năm cung cấp trên 530 tấn cá các loại ra thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

17/11/2014
Nâng Giá Trị Sản Xuất Bền Vững Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Nâng Giá Trị Sản Xuất Bền Vững Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".

17/11/2014