Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái Cây Chợ Lách Trúng Giá

Trái Cây Chợ Lách Trúng Giá
Ngày đăng: 01/04/2014

Vài tuần trở lại đây, các loại trái cây trên địa bàn huyện Chợ Lách (Bến Tre) được giá, riêng chôm chôm thì giá cao gấp 3, 4 lần so với thời điểm này năm trước.

Chôm chôm Java chiếm ưu thế

Chôm chôm là cây chủ lực của Chợ Lách, được trồng tập trung ở các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình và Sơn Định.

Hiện tại, chôm chôm đang vào vụ nghịch. Tại một số vườn ở xã Sơn Định có rất ít chôm chôm chín, vì chín tới đâu thương lái thu mua hết tới đó, chủ yếu là để xuất khẩu. Đây cũng là loại trái cây dẫn đầu về diện tích và sản lượng ở Sơn Định, đến 478,4ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 7.000 tấn.

Với 2.000m2 đất trồng chôm chôm gồm 40 gốc cây 30 năm tuổi, vụ chôm chôm nghịch này ông Lê Thanh Sơn, ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng.

Ông Sơn cho biết: Trong hai tuần qua, tôi hái khoảng 4 tấn. Trong 9 năm làm chôm chôm vụ nghịch, chưa có năm nào chôm chôm Java lại được giá như năm nay. Giá bán tại vườn dao động từ 28.000 đến 33.000 đồng/kg, cao gấp 3, 4 lần so với mọi năm. Tuy nhiên, làm chôm chôm vụ nghịch khó và cực hơn so với vụ thuận, chi phí cũng cao hơn như mua màng phủ, dầu để chạy máy bơm…

Theo nhận xét của ông Nguyễn Văn Bạn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Định, có lẽ thị trường các nước đang hút chôm chôm Java, nhờ làm vụ nghịch mà chôm chôm ta “né” được chôm chôm của Thái Lan, Indonesia nên được giá. Ở ấp Sơn Phụng, cứ 10 hộ trồng chôm chôm thì hết 9 hộ làm vụ nghịch.

Hiện tại, ấp Sơn Phụng có một tổ hợp tác chôm chôm, nhà vườn sản xuất theo khuyến cáo của nhà khoa học nên sản phẩm có chất lượng tốt, sản lượng đủ để cung ứng với số lượng lớn, thương lái tiết kiệm chi phí đi lại thu gom.

Xoài tứ quí trên cồn Phú Đa

Xoài tứ quí của cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình) hiện đang có giá từ 10.000 đến 11.000 đồng/kg. Thời điểm tháng 3 mọi năm, giá bán chỉ 6.000 đến 7.000 đồng/kg, do thường đụng hàng với xoài keo của Campuchia và xoài núi. Đây cũng là loại cây mang lại sự sung túc cho nhiều hộ dân ở cồn Phú Đa.

Chú Trần Hoàng Khiết, một trong những nông dân sản xuất giỏi và thành công nhờ xoài tứ quí ở ấp Phú Đa, cho biết: Xoài tứ quí thường được ăn sống, làm gỏi. Thương lái mua để cung cấp cho thị trường Vũng Tàu. Xoài tứ quí có năng suất khoảng 3,5 tấn/năm/công (1.000m2).

Nhờ xoài ra trái quanh năm, dễ chăm sóc, ít phân thuốc nên lợi nhuận cũng khá. 8, 9 năm nay trồng xoài tứ quí, hầu như năm nào cây cũng không phụ lòng người, nhất là vào dịp Tết, với giá bán khá cao, từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg, kinh tế gia đình nhờ đó được ổn định.

Hiện tại chú Khiết đang sở hữu một ngôi nhà khang trang với nhiều vật dụng có giá trị, đời sống được cải thiện ở mảnh đất cồn cũng nhờ hoa lợi từ vườn cây ăn trái. Theo chú Khiết, điều quan trọng là mình phải hiểu đất của mình, đất Phú Đa thấp, loại đất cát pha này chỉ thích hợp với cây nhãn, xoài.

Mặt khác, lợi thế của xoài tứ quí là hột nhỏ, cơm dày, ruột vàng, ngọt, ít xơ, thị trường miền Trung và miền Bắc chưa trồng nên khả năng bị cạnh tranh không cao. Với kinh nghiệm sống mấy mươi năm ở xứ này, chú tin tưởng xoài tứ quí sẽ có tương lai tốt đẹp hơn khi được Nhà nước và người nông dân quan tâm đúng mức.

Được biết, cồn Phú Đa hiện có nhiều hộ dân sống bằng nghề trồng xoài tứ quí, nhưng chưa thành lập được tổ hợp tác, nên kinh nghiệm chưa được chia sẻ, thế mạnh của loại trái cây này chưa được khai thác hết.

Giá các loại trái cây khác cũng khá cao như sầu riêng Ri 6 giá 32.000 đồng/kg (mua xô), bưởi da xanh loại 1,2 kg trở lên giá 45.000 đồng/kg, chuối già 4.000-5.000 đồng/kg.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Xã Ninh Thới (Trà Vinh) Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Xã Ninh Thới (Trà Vinh)

Bằng nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong năm 2013, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có 5 hộ ở 3 ấp Mỹ Văn, Trà Điêu và Rạch Đùi được hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng để đầu tư thả nuôi trên 27.000 con cá lóc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

10/09/2013
Hỗ Trợ Công Nghệ Mới Cho Hầm Bảo Quản Của Tàu Cá Đà Nẵng Hỗ Trợ Công Nghệ Mới Cho Hầm Bảo Quản Của Tàu Cá Đà Nẵng

Ngày 9-9, ông Trương Duy Khôi, Phó phòng Khuyến ngư, Trung tâm khuyến Ngư-Nông-Lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) thành phố Đà Nẵng, cho biết đơn vị vừa hỗ trợ 20,656m3 vật liệu PU (Polyurethane) thuộc mô hình "Hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ năm 2013" cho 2 hộ tàu cá trên địa bàn quận Sơn Trà, với tổng giá trị gần 120 triệu đồng.

10/09/2013
Làng Chài Đổi Đời Làng Chài Đổi Đời

Khoảng một thập niên trước, bà con ngư dân làng Hương Giang, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) sống lênh đênh trên mặt nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được định cư lên bờ, bà con ở đây đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhà cửa xây dựng khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn...

11/09/2013
Bắc Giang Ưu Tiên Cây Trồng Có Bắc Giang Ưu Tiên Cây Trồng Có "Đầu Ra” Thuận Lợi

Theo đánh giá sơ bộ, ảnh hưởng của mưa bão làm thất thu khoảng 30-40 nghìn tấn thóc trong vụ mùa. Với phương châm tăng hiệu quả vụ đông bù thất thu vụ mùa, chính quyền các cấp và ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo sản xuất để bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân.

11/09/2013
Nông Dân Phú Tân Được Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Nông Dân Phú Tân Được Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển nhanh, năng suất thu hoạch khá. Riêng bà con khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm hiện đang trúng mùa tôm thẻ chân trắng.

11/09/2013