Trại Bò Ông Xuân

Ông Đào Văn Xuân ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) là người đi đầu phát triển chăn nuôi bò thịt.
Sau khi TP có chủ trương cấm đốt gạch, ông Xuân bắt tay vào san ủi đất để trồng cỏ, xây trang trại nuôi bò.
Đến nay sau gần 2 năm vật lộn với công việc, ông đã có một trang trại quy mô diện tích khoảng gần 7 ha với tổng đàn 110 con bò, xung quanh là bãi cỏ xanh mướt rộng ngút tầm mắt.
Về công việc cụ thể, ông Xuân nói sẽ đi theo 2 hướng nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt. Đơn giản ông nghĩ ông cha ta ngày xưa nuôi bò chỉ chăn thả ngoài đồng, lấy công làm lãi thì nay có vốn đầu tư sẽ nuôi bò để làm giàu. Sau thời gian vừa xây dựng chuồng trại, vừa bắt bò về nuôi ông Xuân đã có đôi chút kinh nghiệm với nghề.
Ông chia sẻ, nuôi bò sinh sản phải chọn giống tốt, ngoại hình đẹp (bò lai Sind và bò Brahman) cho khả năng sinh sản tốt, dễ nuôi, ít bệnh tật. Hiện ông có khoảng trên 60 bò cái nền, nhiều con đang chửa và một số con đã sinh bê.
Với phương thức nuôi vỗ béo ông thường bắt giống bò chất lượng cao như Droghmater, BBB, Brahman, lai Sind vì bò lớn nhanh, cho chất lượng thịt tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông nuôi khoảng 30 bò vỗ béo có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng riêng...
Nuôi bò vỗ béo trong 4 tháng, tổng chi phí khoảng trên dưới 30 triệu đồng/con (bao gồm giống, thức ăn, công chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh…) sau khi trừ chi phí sẽ có lãi khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/con; bình quân lãi 400 - 600 ngàn đồng/tháng/con. Nuôi bò sinh sản từ 9 - 10 tháng, giá bán bình quân khoảng 18 - 20 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí, lãi được 500 ngàn đồng/con/tháng.
Ông khẳng định đây là con số thực tế ông đã hạch toán, theo dõi chi tiết thời gian qua để quyết định mở rộng quy mô nuôi trong thời gian tới. Với lợi nhuận trên khi nuôi 100 con sẽ cho thu khoảng 50 triệu đồng/tháng, như vậy 1 năm lãi từ 500 - 600 triệu đồng.
Ông Xuân phấn đấu tới đây trang trại của mình sẽ có khoảng gần 300 con bò; tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của ngành nông nghiệp để có quy trình chăn nuôi chuẩn; đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, đảm bảo được đầu ra ổn định, bền vững; áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi để giảm giá thành...
Ông chia sẻ những khó khăn trong nghề mà mình gặp phải như chất lượng giống bò, giá giống, thức ăn tinh không ổn định, vốn đầu tư... Chia sẻ đó của ông cũng chính là những mong muốn chính đáng của những nhà đầu tư làm trang trại hiện nay.
Thời gian qua ông Xuân được tiếp nhiều ban, ngành, cán bộ cùng bà con đồng nghiệp đến trang trại để chia sẻ kinh nghiệm. Đây cũng là những động viên khích lệ kịp thời để ông đi đến thành công hơn. Với sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người chăn nuôi, trang trại chăn nuôi bò của ông Xuân sẽ nhanh được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Theo hướng dẫn lịch thời vụ, vụ gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm gần kề, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân xả nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để cải tạo đất ngay từ đầu mùa mưa. Độ mặn trong ruộng cần ổn định ở mức dưới 2%o trong thời gian ít nhất 30 ngày trước khi gieo cấy.

Những ngày này, hơn 1,5 ha đất lúa của ông Thắng đã ngả màu vàng óng. Nước trên ruộng đang được ông chắt cạn dần. Những con ba ba đủ cỡ lần lượt bò xuống ao lắng rộng hơn 1.000 m2. Ông Thắng cho biết: “Nhờ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi ba ba và nuôi cá mà vụ lúa nào gia đình tôi cũng thu hoạch đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.

Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.