Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trà Vinh trình diễn máy vô chân mía

Trà Vinh trình diễn máy vô chân mía
Ngày đăng: 04/08/2015

Tại buổi trình diễn, các nông dân đã chứng kiến máy thao tác vô chân ấm cây mía từ 3 - 4 tháng tuổi sau khi trồng, đất được phủ đều ở các hàng mía. Được biết, máy vô chân mía do Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh mang về thử nghiệm trong vụ sản xuất mía đường năm 2015 - 2016. Máy có công suất 09 mã lực, là một chiếc máy xới tay do doanh nghiệp tư nhân Năm Sáng, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cải tiến hệ thống xới, gạt đất, phù hợp với việc vô chân mía, máy được vận hành dễ dàng cho 02 lao động, với công suất vô chân 03 công/ngày, giá thành mỗi chiếc máy là 24,5 triệu đồng. Việc sử dụng máy vô chân mía sẽ giúp người trồng mía giảm được từ 2,5 - 3 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh cho biết: Việc đưa thử nghiệm chiếc máy vô chân mía nhằm giúp cho việc thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất mía đường từ làm đất sang chăm sóc. Công ty đã liên hệ với bên đối tác hỗ trợ 30% nên giá máy chỉ còn khoảng 17 - 18 triệu đồng/máy. Do đó bà con trồng mía có nhu cầu mua máy thì mạnh dạn đăng ký để thực hiện cơ giới hóa, giúp tăng thu nhập cho bà con.

Việc ứng dụng máy vô chân mía sẽ đáp ứng nhu cầu đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía đường, giảm được áp lực thiếu lao động thủ công những ngày cao điểm. Trước mắt, giúp nông dân tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành sản xuất trong bối cảnh giá mía nguyên liệu sụt giảm, để người trồng mía an tâm sản xuất mang lại hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Mùa Nắng Hiểm Họa Và Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng Hiểm Họa Và Giải Pháp

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, có khả năng bù đắp được rủi ro của các vụ trước, nên đã kích thích người nuôi tôm ồ ạt xuống giống, gia tăng diện tích nuôi và thả nuôi với mật độ rất cao, có nơi tôm chân trắng được thả với mật độ trung bình cao hơn từ 60-70con/m2 so với thông thường.

22/08/2014
Nuôi Tôm Bằng Vi Sinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Tôm Bằng Vi Sinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

22/08/2014
Cây Tiêu Đổi Thay Vùng Đồi Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) Cây Tiêu Đổi Thay Vùng Đồi Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.

22/08/2014
Trên 20 Ha Lúa Mùa Nhiễm Bệnh Rầy Nâu Trên 20 Ha Lúa Mùa Nhiễm Bệnh Rầy Nâu

Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.

22/08/2014
Phụ Nữ Thôn An Hiệp Giúp Nhau Làm Kinh Tế Phụ Nữ Thôn An Hiệp Giúp Nhau Làm Kinh Tế

Vài năm trở lại đây, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, mang lại nguồn thu nhập chính đáng và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào hoạt động của Hội.

22/08/2014