Trà Vinh trình diễn máy vô chân mía

Tại buổi trình diễn, các nông dân đã chứng kiến máy thao tác vô chân ấm cây mía từ 3 - 4 tháng tuổi sau khi trồng, đất được phủ đều ở các hàng mía. Được biết, máy vô chân mía do Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh mang về thử nghiệm trong vụ sản xuất mía đường năm 2015 - 2016. Máy có công suất 09 mã lực, là một chiếc máy xới tay do doanh nghiệp tư nhân Năm Sáng, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cải tiến hệ thống xới, gạt đất, phù hợp với việc vô chân mía, máy được vận hành dễ dàng cho 02 lao động, với công suất vô chân 03 công/ngày, giá thành mỗi chiếc máy là 24,5 triệu đồng. Việc sử dụng máy vô chân mía sẽ giúp người trồng mía giảm được từ 2,5 - 3 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh cho biết: Việc đưa thử nghiệm chiếc máy vô chân mía nhằm giúp cho việc thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất mía đường từ làm đất sang chăm sóc. Công ty đã liên hệ với bên đối tác hỗ trợ 30% nên giá máy chỉ còn khoảng 17 - 18 triệu đồng/máy. Do đó bà con trồng mía có nhu cầu mua máy thì mạnh dạn đăng ký để thực hiện cơ giới hóa, giúp tăng thu nhập cho bà con.
Việc ứng dụng máy vô chân mía sẽ đáp ứng nhu cầu đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía đường, giảm được áp lực thiếu lao động thủ công những ngày cao điểm. Trước mắt, giúp nông dân tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành sản xuất trong bối cảnh giá mía nguyên liệu sụt giảm, để người trồng mía an tâm sản xuất mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Không ít nông sản đạt chứng nhận VietGAP nhưng vẫn bán với giá cả như sản xuất thường là một thực tế diễn ra tại rất nhiều hợp tác xã hiện nay. Nhưng đằng sau câu chuyện đầu ra, nhiều chuyên gia nhận định “cái được trước mắt là qua những buổi tập huấn làm theo quy trình, ít nhiều nông dân nhận thức được thế nào là sản xuất an toàn”.

Những năm qua, nông dân Sóc Trăng đã sử dụng giống lúa thơm dòng ST, đặc biệt là lúa ST5 đưa vào sản xuất với diện tích cao, trong đó có nhiều cánh đồng lớn sử dụng giống này. Do dễ trồng, cho năng suất và giá trị cao nên nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng giống lúa được công nhận cấp Quốc gia này. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán đã giảm nhiều, thậm chí nông dân còn không bán được lúa nên đã có nhiều nông dân bỏ sản xuất giống cấp Quốc gia.

Bí xanh giống Thiên Thanh 5 được cho là ít sâu bệnh, nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn quả/sào. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 10 – 13 nghìn đồng/kg, người trồng bí sẽ thu hơn 10 triệu đồng/sào.

Do không có thương lái đến thu mua nên sau khi thu hoạch xong đa phần bà con tự vận chuyển ra nhà máy để bán. Mía cân chỉ đạt từ 8 - 9 chữ đường, với giá 650 - 700 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân trồng mía lỗ 700.000 - 800.000 đồng/công.

Vụ thu hoạch mía năm 2014 - 2015 đã bắt đầu hơn một tháng nay. Theo phản ánh của nông dân nhiều nơi, việc thu hoạch mía năm nay có nhanh hơn so với các năm trước, tâm lý sợ mía khô, sợ mía cháy của bà con nông dân cũng giảm bớt. Có điều - cũng theo lời bà con nông dân, cây mía hiện nay không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước nên không tạo được sự an tâm để nông dân có thể tiếp tục gắn bó với cây mía.