Trà Vinh: Tôm Chết Hàng Loạt Do Thả Nuôi Trái Vụ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành đã có 2.667 hộ “xé rào” thả nuôi hơn 204 triệu con tôm sú giống, trên diện tích 4.505ha mặt nước, với thời gian từ 20-40 ngày tuổi, chủ yếu là các hộ nuôi tôm quảng canh.
Trong khi đó, lịch thời vụ được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, thời gian bắt đầu thả tôm giống nuôi quảng canh kể từ ngày 27/1, nhưng đến nay nhiều vùng nuôi đã thả tôm giống đến 40 ngày tuổi.
Do thả nuôi trái lịch thời vụ, môi trường nước nuôi tôm trên địa bàn tỉnh chưa đạt độ mặn thích hợp nên đã có 106 hộ bị thiệt hại với trên 9,2 triệu con tôm sú bị chết. Cụ thể tại huyện Cầu Ngang có 5,2 triệu con tôm sú bị chết trên diện tích 28ha; huyện Duyên Hải chết 4 triệu con trên diện tích 68ha.
Để tránh những rủi ro về dịch bệnh lây lan khi mùa vụ thả nuôi tôm sú năm 2012 sắp đến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tận địa bàn các huyện để giúp những hộ dân nuôi tôm sú bị chết xử lý môi trường ao để nuôi tái vụ, tránh lây lan ra bên ngoài./.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học đạt được “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không dọn vệ sinh.

Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bến Tre hướng đến nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

TS. Đặng Kim Khôi, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), cho rằng chăn nuôi Việt Nam sẽ vẫn có “miếng đánh” riêng dựa vào đặc thù tiêu dùng của người Việt.

Đến thời điểm này dịch bệnh tai xanh đã lan rộng ra 3 huyện, thành phố của tỉnh Sóc Trăng, với số lợn mắc bệnh hơn 600 con; trong đó đã tiêu hủy gần 400 con.