Trà Vinh Sẽ Đáp Ứng Hơn 50% Nhu Cầu Tôm Giống Đến Năm 2015

Năm 2015 Trà Vinh sẽ sản xuất hơn 2,6 tỷ con giống tôm sú và tôm chân trắng, đáp ứng 53,1% nhu cầu thả nuôi.
Theo TTXVN, trước tình trạng chất lượng con tôm giống chưa được kiểm soát tốt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh gấp rút triển khai chương trình quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản tập trung đến năm 2020.
Theo đó, năm 2015 Trà Vinh sẽ sản xuất hơn 2,6 tỷ con giống tôm sú và tôm chân trắng, đáp ứng 53,1% nhu cầu thả nuôi. Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ sản xuất con giống tôm sú và tôm chân trắng đạt 96,4% nhu cầu thả nuôi của tỉnh.
Ông Lê Tân Thới, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Trà Vinh cho biết, toàn tỉnh có 98 cơ sở tôm giống nhưng chỉ sản xuất giống tôm sú, đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu thả nuôi, còn tôm chân trắng phải nhập từ các tỉnh khác với giá khá cao do chi phí vận chuyển, hao hụt…
Trong khi đó, chất lượng con tôm chân trắng giống lại rất khó kiểm soát. Nhiều cơ sở, thương lái nhập nguồn tôm giống ngoài tỉnh luôn tìm mọi cách né tránh sự kiểm soát của Trạm kiểm dịch động vật thủy sản. Số lượng tôm chân trắng thả nuôi được kiểm dịch chỉ chiếm khoảng 34%.
Nhiều hộ nuôi tôm này thả giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Đây là nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh trên tôm chân trắng, gây thiệt hại cho người nuôi.
Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh liên tục bị thiệt hại. Trong số hơn 8.000 hộ thả nuôi hơn 1,5 tỷ con tôm chân trắng trên diện tích gần 4.000 ha, có hơn 1.600 hộ bị thiệt hại khoảng 320 triệu con giống, chiếm hơn 20% số lượng tôm chân trắng thả nuôi.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, nguyên nhân tôm chân trắng chết phần lớn là do chất lượng con giống kém.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2010, mô hình trồng cam sành xen ổi do dự án Jica (Tổ chức phi chính phủ Nhật Bản) hỗ trợ; từ 02 mô hình vườn mẫu ban đầu, với diện tích 1,4 ha, đầu tư cho 02 hộ ở ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Đến nay, đã phát triển nhân rộng được gần 15 ha, có 30 hộ tham gia trên địa bàn các xã Phong Phú, Tam Ngãi, Thông Hòa, An Phú Tân (huyện Cầu Kè).

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) từ năm 2009 đến nay, qua áp dụng cho thấy mô hình thật sự mang lại hiệu quả, giải quyết khoảng 90% ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, công lao động đầu tư trong chăn nuôi. Mô hình thích hợp cho những hộ chăn nuôi gia đình gần khu dân cư.

Cơn bão số 1 diễn ra vào những ngày đầu năm 2013 đã làm hàng nghìn ha điều đang giai đoạn nở hoa, ra hạt ở huyện Đức Linh (Bình Thuận) bị thiệt hại nặng. Anh Trần Minh Cường ở xã Trà Tân cho biết, trước khi bão đến, hơn 2 ha điều của gia đình anh ra hoa đều, bông to báo hiệu một năm được mùa.

Mô hình trồng ngô (bắp) thu trái non kết hợp với nuôi bò đang được triển khai ở nhiều địa phương tỉnh An Giang. Cây ngô sau khi thu trái non, thân vẫn còn rất non, mềm, lá vẫn còn rất xanh và nhiều dinh dưỡng nên cho bò ăn rất hiệu quả...

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển nấm ăn, nấm thương phẩm, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đạt được kết quả khả quan. Nhưng hiện nay, nhiều hộ trồng nấm bỏ lán trại chuyển sang nghề khác, lãng phí lớn nguồn lực đầu tư.