Trà Vinh Sẽ Đáp Ứng Hơn 50% Nhu Cầu Tôm Giống Đến Năm 2015

Năm 2015 Trà Vinh sẽ sản xuất hơn 2,6 tỷ con giống tôm sú và tôm chân trắng, đáp ứng 53,1% nhu cầu thả nuôi.
Theo TTXVN, trước tình trạng chất lượng con tôm giống chưa được kiểm soát tốt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh gấp rút triển khai chương trình quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản tập trung đến năm 2020.
Theo đó, năm 2015 Trà Vinh sẽ sản xuất hơn 2,6 tỷ con giống tôm sú và tôm chân trắng, đáp ứng 53,1% nhu cầu thả nuôi. Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ sản xuất con giống tôm sú và tôm chân trắng đạt 96,4% nhu cầu thả nuôi của tỉnh.
Ông Lê Tân Thới, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Trà Vinh cho biết, toàn tỉnh có 98 cơ sở tôm giống nhưng chỉ sản xuất giống tôm sú, đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu thả nuôi, còn tôm chân trắng phải nhập từ các tỉnh khác với giá khá cao do chi phí vận chuyển, hao hụt…
Trong khi đó, chất lượng con tôm chân trắng giống lại rất khó kiểm soát. Nhiều cơ sở, thương lái nhập nguồn tôm giống ngoài tỉnh luôn tìm mọi cách né tránh sự kiểm soát của Trạm kiểm dịch động vật thủy sản. Số lượng tôm chân trắng thả nuôi được kiểm dịch chỉ chiếm khoảng 34%.
Nhiều hộ nuôi tôm này thả giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Đây là nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh trên tôm chân trắng, gây thiệt hại cho người nuôi.
Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh liên tục bị thiệt hại. Trong số hơn 8.000 hộ thả nuôi hơn 1,5 tỷ con tôm chân trắng trên diện tích gần 4.000 ha, có hơn 1.600 hộ bị thiệt hại khoảng 320 triệu con giống, chiếm hơn 20% số lượng tôm chân trắng thả nuôi.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, nguyên nhân tôm chân trắng chết phần lớn là do chất lượng con giống kém.
Có thể bạn quan tâm

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân của xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hồ Văn Du là chuyên gia về cây sâm Ngọc Linh, bởi hơn nửa đời người, ông cùng ăn, cùng ở cùng sống với cây sâm trên núi Ngọc Linh để giữ gìn, bảo vệ loài sâm quý hiếm trên thế giới đang sinh trưởng và phát triển tốt ở đỉnh núi mù sương...

Theo kế hoạch, ngoài việc sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại, vụ đông xuân 2015 - 2016 nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa (thời gian xuống giống từ 15.12.2015 đến 5.1.2016).

Thời điểm này, tại các vùng Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên… nhiều nông hộ gặp khó vì khan hiếm giống ớt Ấn Độ mới 403, khi mùa vụ đã cận kề. Không chỉ mua giống giá cao gấp đôi, gấp ba; nhiều nông hộ còn mua phải hạt giống trôi nổi, giống giả…