Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản

Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản
Ngày đăng: 20/09/2014

Hiện tại 13 thành viên trong tổ đã mua được 33 con bò nái sinh sản với tổng giá trị 660 triệu đồng.

Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Ngày 17/9/2014, UBND thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã chính thức làm lễ ra mắt Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành theo Nghị định 151 của Chính phủ.

Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành gồm có 13 thành viên đều là đoàn viên thanh niên và nông dân ở khóm I thị trấn Long Thành tham gia. Hiện tại 13 thành viên trong tổ đã mua được 33 con bò nái sinh sản với tổng giá trị 660 triệu đồng (bình quân mỗi con bò nái sinh sản được tổ viên mua trị giá từ 18 đến 22 triệu đồng).

Quyền lợi đối với các tổ viên sau khi tổ đi vào hoạt động là được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò, trao đổi khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ về việc lựa chọn con giống, tiêm phòng Vácxin phòng chống dịch bệnh, phun xịt tiêu độc xác trùng vệ sinh chuồng trại, cũng như kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tại buổi lễ, các thành viên được nghe báo cáo về quá trình vận động thành lập Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành; thông qua quy chế hoạt động của tổ, kế hoạch chăn nuôi để các thành viên nắm rõ và thuận lợi trong hoạt động.

Đối với tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành được các tổ viên đề ra như: hàng tháng họp một lần vào ngày 30, để các tổ viên trao đổi kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn bò, để đúc kết kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian nuôi, đồng thời mỗi tổ viên đóng góp vào quỹ của tổ 50.000/tháng, để có được nguồn quỹ cho những tổ viên mượn không tính lãi khi phối giống bò, xây dựng chuồng trại...

Thực tế cho thấy đây là mô hình mới phù hợp với khu vực nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người nông dân và đóng góp vào sự phát triển của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra đến năm 2020 định hướng đến năm 2025

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Quyết định số 1046/QĐ-UBND.HC về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (QĐ 1046).

21/10/2015
Nhạy bén làm kinh tế gia đình Nhạy bén làm kinh tế gia đình

Cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, nhất là nhạy bén lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp đã giúp gia đình ông Trần Văn Hon, ở ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ luôn có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm.

21/10/2015
Tàu dịch vụ, động lực cho nghề cá phát triển Tàu dịch vụ, động lực cho nghề cá phát triển

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KT&BVNLTS) tỉnh Ninh Thuận, tính trong hơn 9 tháng qua, toàn tỉnh khai thác hải sản đạt sản lượng 66.730,6 tấn, đạt 92,68% kế hoạch năm và tăng 99,75% so với cùng kỳ năm trước.

21/10/2015
Lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm

Theo Sở TN-MT, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện khoảng 543.000m2 đất rừng phòng hộ ven biển, đất bãi bồi ven biển, ven sông… trong tỉnh Phú Yên bị lấn chiếm để làm hồ nuôi tôm. Công tác xử lý thiếu kiên quyết nên số diện tích đất rừng bị lấn chiếm ngày càng nhiều và phức tạp hơn.

21/10/2015
Nghề lưới vây trúng đậm cá ngừ Nghề lưới vây trúng đậm cá ngừ

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng) cho biết, từ đầu tháng 9-2015 đến nay, nhiều ngư dân làm nghề lưới vây đánh cá tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển miền Trung đã trúng đậm cá ngừ sọc dưa, ngừ vây vàng, ngừ mắt to.

21/10/2015