Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản

Hiện tại 13 thành viên trong tổ đã mua được 33 con bò nái sinh sản với tổng giá trị 660 triệu đồng.
Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ngày 17/9/2014, UBND thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã chính thức làm lễ ra mắt Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành theo Nghị định 151 của Chính phủ.
Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành gồm có 13 thành viên đều là đoàn viên thanh niên và nông dân ở khóm I thị trấn Long Thành tham gia. Hiện tại 13 thành viên trong tổ đã mua được 33 con bò nái sinh sản với tổng giá trị 660 triệu đồng (bình quân mỗi con bò nái sinh sản được tổ viên mua trị giá từ 18 đến 22 triệu đồng).
Quyền lợi đối với các tổ viên sau khi tổ đi vào hoạt động là được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò, trao đổi khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ về việc lựa chọn con giống, tiêm phòng Vácxin phòng chống dịch bệnh, phun xịt tiêu độc xác trùng vệ sinh chuồng trại, cũng như kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tại buổi lễ, các thành viên được nghe báo cáo về quá trình vận động thành lập Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành; thông qua quy chế hoạt động của tổ, kế hoạch chăn nuôi để các thành viên nắm rõ và thuận lợi trong hoạt động.
Đối với tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành được các tổ viên đề ra như: hàng tháng họp một lần vào ngày 30, để các tổ viên trao đổi kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn bò, để đúc kết kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian nuôi, đồng thời mỗi tổ viên đóng góp vào quỹ của tổ 50.000/tháng, để có được nguồn quỹ cho những tổ viên mượn không tính lãi khi phối giống bò, xây dựng chuồng trại...
Thực tế cho thấy đây là mô hình mới phù hợp với khu vực nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người nông dân và đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua lượng da cá sấu và cá sấu con sống xuất khẩu đang có dấu hiệu đi xuống. Sau một thời gian chống chọi tìm đầu ra cho sản phẩm, một số doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu ở TP.HCM đã phải chuyển hướng kinh doanh.

Theo kế hoạch, năm 2015, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 32.600ha lúa mùa. Tuy nhiên, tiến độ làm đất sản xuất vụ mùa hiện nay khá chậm, đặc biệt là đối với những diện tích tiếp tục sản xuất vụ đông.

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.