Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản

Hiện tại 13 thành viên trong tổ đã mua được 33 con bò nái sinh sản với tổng giá trị 660 triệu đồng.
Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ngày 17/9/2014, UBND thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã chính thức làm lễ ra mắt Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành theo Nghị định 151 của Chính phủ.
Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành gồm có 13 thành viên đều là đoàn viên thanh niên và nông dân ở khóm I thị trấn Long Thành tham gia. Hiện tại 13 thành viên trong tổ đã mua được 33 con bò nái sinh sản với tổng giá trị 660 triệu đồng (bình quân mỗi con bò nái sinh sản được tổ viên mua trị giá từ 18 đến 22 triệu đồng).
Quyền lợi đối với các tổ viên sau khi tổ đi vào hoạt động là được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò, trao đổi khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ về việc lựa chọn con giống, tiêm phòng Vácxin phòng chống dịch bệnh, phun xịt tiêu độc xác trùng vệ sinh chuồng trại, cũng như kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tại buổi lễ, các thành viên được nghe báo cáo về quá trình vận động thành lập Tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành; thông qua quy chế hoạt động của tổ, kế hoạch chăn nuôi để các thành viên nắm rõ và thuận lợi trong hoạt động.
Đối với tổ hợp tác nuôi bò sinh sản khóm I thị trấn Long Thành được các tổ viên đề ra như: hàng tháng họp một lần vào ngày 30, để các tổ viên trao đổi kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn bò, để đúc kết kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian nuôi, đồng thời mỗi tổ viên đóng góp vào quỹ của tổ 50.000/tháng, để có được nguồn quỹ cho những tổ viên mượn không tính lãi khi phối giống bò, xây dựng chuồng trại...
Thực tế cho thấy đây là mô hình mới phù hợp với khu vực nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người nông dân và đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Với mong muốn phát triển nghề trồng nấm, xã Quế Nham, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung xây dựng làng nghề, mở rộng phạm vi sản xuất, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Ghi nhận tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho thấy đã xuất hiện một loại sâu hại cây trồng, theo người dân địa phương gọi là sùng đất. Sùng đất ăn rễ và củ của hầu hết các loại cây trồng, gây thiệt hại lớn cho bà con trong khi người nông dân chưa có biện pháp khắc phục.

Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.