Trà Vinh khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến hết quý I/2015, các tỉnh ven biển Nam bộ đã thả tôm giống nuôi trên 506.000 ha, trong đó, tôm sú 491.000 ha, TTCT 15.000 ha. Trong khi đó, dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng khiến người nuôi tôm thêm lo lắng. Theo đó, tính đến 25/3/2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại trên 2.244 ha.
Trong đó, diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh bị thiệt hại hơn 1.082 ha, chiếm hơn 48%; diện tích nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa thiệt hai trên 1.162 ha. Tôm bệnh đốm trắng tiếp tục diễn biến phức tạp trên diện rộng và sau đó là các bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và một số bệnh khác....
Trà Vinh là địa phương cũng chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua do áp dụng nhiều mô hình theo hướng bền vững như nuôi tôm thẻ bán Biofloc, nuôi tôm sú theo công nghệ nano đặc biệt là mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi bước đầu thành công góp phần hạn chế dịch bệnh và gia tăng sản lượng.
Theo đó, trong mô hình này, cá rô phi đơn tính với kích cỡ 40 - 50 con/kg được chọn nuôi kết hợp với tôm sú P15 đã qua xét nghiệm PCR với diện tích thả cá chiếm 10 - 15% tổng diện tích ao. Mật độ cá rô phi là 1 con/m2 (cá được thả trong khu vực lưới), mật độ tôm 25 con/m2. Các kết quả thu được rất khả quan. Cụ thể, sau 4 tháng thả nuôi, tỷ lệ sống của tôm sú đạt 85%, FCR 1,2, năng suất thu hoạch 7,08 tấn/ha với kích cỡ 30 con/kg.
Với kết quả đạt được như trên, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Trà Vinh cho rằng, đây là mô hình hiệu quả, cho năng suất cao và ổn định, đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh, giảm thiểu được dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và cần được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Đến ấp 7, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) hỏi ông Danh Bình ai cũng biết, bởi ông nổi tiếng khắp vùng là một nông dân người dân tộc chịu thương chịu khó. Nhờ tính cần cù và năng động trong sản xuất, mỗi năm ông Bình thu lãi trên 300 triệu đồng.

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Qua sách, báo và các phương tiện truyền thông, anh Bùi Trọng Vinh ở xóm Quang Nhân, xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi rắn hổ trâu, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, phát triển kinh tế gia đình, các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn khép kín đang được các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An áp dụng.