Trà Vinh Hỗ Trợ Nông Dân Mua Bảo Hiểm Tôm Sú

Ngày 18/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai chương trình hỗ trợ 138 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho nông dân mua bảo hiểm tôm sú trong mùa vụ năm 2013.
Theo đó, hơn 15.400 hộ dân ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp, với tổng diện tích gần 15.000 ha được hỗ trợ 60% kinh phí mua bảo hiểm.
Đây là lần đầu tiên, tỉnh Trà Vinh thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm tôm sú và nông dân được làm quen với việc mua bảo hiểm cho con tôm. Để đảm bảo cho nông dân được hưởng lợi, thực hiện đúng các yêu cầu về bảo hiểm, Trà Vinh đã thành lập Ban chỉ đạo và 3 tổ công tác bảo hiểm tôm sú để tập huấn, hướng dẫn các nội dung về bảo hiểm tôm sú cho nông dân, trong đó có chương trình hướng dẫn về qui trình xây dựng ao nuôi, kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp cho nông dân.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 3/2013, Ban chỉ đạo bảo hiểm tôm sú tỉnh Trà Vinh sẽ hỗ trợ tất cả số hộ nông dân đã đăng ký mua bảo hiểm tôm sú hoàn tất việc ký kết hợp đồng với các đơn vị bảo hiểm trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh hại, phân bón còn có tác dụng tăng cường độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống trong thời gian qua gặp nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Huyện ủy Năm Căn, năm 2012, UBND xã Hàng Vịnh (Cà Mau) phát động nhân dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.

Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã biết hạn chế sử dụng thuốc hóa học, chuyển sang hướng sinh học có lợi hơn cho môi trường. Họ đã không ngại khó, chủ động nuôi nấm xanh để phòng trừ rầy nâu trên lúa, góp phần giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất.

Những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản ở Kiến Xương (Thái Bình) ngày càng phát triển với nhiều đối tượng vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến ba ba. Nhờ mạnh dạn đưa ba ba vào nuôi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.