Trà Vinh Cần Phát Triển Mạnh Nuôi Trồng Thủy Hải Sản

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tỉnh Trà Vinh cần khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh, trước hết là phát triển mạnh kinh tế biển, nuôi trồng thủy hải sản gắn với tái cơ cấu nông nghiệp.
Đồng thời tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó chú trọng quy hoạch vùng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm hạ giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng cường chuỗi giá trị hàng hóa và đẩy mạnh liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó quan tâm chỉ đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Trà Vinh cần đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, là sự nghiệp của toàn dân cùng hưởng ứng tham gia và thực hiện, bảo đảm phù hợp với khả năng của người dân.
Tỉnh Trà Vinh cũng cần quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm hộ nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, kinh tế-xã hội của tỉnh Trà Vinh đạt kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực: Tăng trưởng kinh tế đạt 10,35%, trong đó công nghiệp tăng 10,90%, nông nghiệp tăng 4,52%; sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tăng 10,7%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 22,7%; xuất khẩu tăng 29,7%; thu ngân sách Nhà nước đạt 56,98% kế hoạch.
Tỉnh đã huy động, sử dụng tốt nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nông thôn mới, trong đó vốn của người dân đóng góp chiếm trên 13%, góp phần tích cực vào kết quả xây dựng nông thôn mới; đến nay Trà Vinh đã có 3 xã đạt 19 tiêu chí, 2 xã đạt 15-18 tiêu chí, 29 xã đạt 10-14 tiêu chí và 51 xã đạt 5-9 tiêu chí.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm, chú trọng, đã hỗ trợ nhà ở, đất ở và đất sản xuất cho trên 11.200 hộ; giải quyết việc làm mới cho 19.900 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%. Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
Tuy nhiên, Trà Vinh vẫn là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển sản xuất còn khó khăn; nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng hộ nghèo Khmer còn cao so với khu vực và cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đồng bộ; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.