Trà Ô long tắc đầu ra, dân lao đao

Nguyên nhân chính là do Đài Loan - chiếm thị phần lớn trong việc nhập trà Ô long từ Việt Nam - quy định mức dư lượng hoạt chất fipronil trong thuốc trừ sâu với trà Việt chưa hợp lý.
Mức dư lượng gần như bằng 0 (0,001 ppm) là đánh đố về chất lượng sản phẩm của trà không chỉ Việt Nam. Mức dư lượng cho phép này còn cao hơn Nhật (0,002 ppm) và thế giới là 0,005 ppm.
“Nếu áp dụng tiêu chuẩn dư lượng hoạt chất fipronil đối với sản phẩm trà ở mức 0,001 ppm thì trà của Việt Nam không thể xuất sang Đài Loan được” - ông Phương nói.
Do xuất khẩu bế tắc nên hiện nay người dân và doanh nghiệp trồng trà Ô long tỉnh Lâm Đồng rơi vào cảnh lao đao. Thậm chí có nơi trà Ô long bán với giá chỉ 15.000-20.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với trước.
Không chỉ trà ô long, từ đầu năm đến nay cả tỉnh Lâm Đồng chỉ xuất khẩu được 8.700 tấn trà các loại, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2014.
Với thị trường khó khăn như hiện nay, sản phẩm trà xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2015 khó đạt sản lượng như kế hoạch đề ra - hiện chỉ mới xuất khẩu hơn 50% so với kế hoạch.
Được biết trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT và một số cơ quan hữu trách của Việt Nam sẽ xúc tiến việc sang Đài Loan để làm việc với các cơ quan chức năng của Đài Loan về nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng trà xuất khẩu sang thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.