Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TPP và nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm của người Việt

TPP và nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm của người Việt
Ngày đăng: 10/10/2015

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã chia sẻ như vậy trước những băn khoăn lo ngại của độc giả đối với ngành chăn nuôi khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, tại buổi giao lưu trực tuyến trên Zing.vn mới đây.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, trong thời gian gần đây, các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chịu nhiều sức ép. Sức ép không chỉ từ sản phẩm nhập khẩu bên ngoài mà còn mối lo về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.

Bà Lan cũng thừa nhận thực tế rằng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt trong >nông nghiệp có thái độ dè dặt hơn trước TPP cũng là vì họ thấy được tuy có cơ hội lớn những chưa chắc họ đã là người có thể nắm bắt được ngay.

"Sức cạnh tranh của họ hiện nay vẫn yếu tương đối so với các đối thủ bên ngoài và môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước"- Bà Lan nói.

Tuy nhiên, bà Lan khẳng định:

"Tôi tin khi chúng ta thực hiện tốt công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi thì những người chăn nuôi có thể cải thiện một cách cơ bản năng lực cạnh tranh bằng các nhân tố: chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, giá cả cũng như cách thức tiêu thụ.

Đồng thời, sản phẩm có được niềm tin trong người tiêu dùng".

Theo kỳ vọng của chuyên gia kinh tế này, đông đảo người tiêu dùng Việt Nam sẽ ủng hộ sản phẩm gia cầm trong nước.

Vì sản phẩm trong nước là sản phẩm tươi, chất lượng hơn hẳn so với sản phẩm đông lạnh nhập khẩu từ những thị trường đông lạnh Mỹ - Australia sang Việt Nam."Ngay bản thân tôi rất ghét ăn gà đông lạnh và tôi nghĩ rất nhiều người cũng vậy", bà Lan chia sẻ

Do đó, bà Lan nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp trong nước cần có lộ trình để thực hiện việc mở cửa thị trường.

Các nhà chăn nuôi Việt Nam và các ngành liên quan khẩn trương thực hiện những công việc cần thiết để kịp đón đầu những cơ hội và thách thức của TPP trong lĩnh vực của mình.

Trong khi đó, Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho hay " không có gì là hoàn hảo, kể cả với TPP.

Nhưng điều đầu tiên để chọn chơi là hiệu ứng tích cực phải lớn hơn tiêu cực rất nhiều. Nếu chúng ta tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Đó là lợi ích ròng (tích cực trừ tiêu cực) rất lớn".

Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng cần có những lập luận cả góc độ tiêu cực và tích cực để nhận định rõ hơn năng lực, thực trạng của doanh nghiệp trong nước.

Qua đó đưa ra những giải pháp ở góc độ Chính phủ, doanh nghiệp, người dân, nhằm tìm ra cách tận dụng tốt nhất cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực đến doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế.

"Doanh nghiệp trong nước cần hơn là tự tin, bình tĩnh và đằng sau đó là khát vọng mang tính hiện thực.

Tôi không thích dùng chữ chết đối với ngành chăn nuôi trước TPP, mặc dù nông nghiệp và một số ngành khác được xem là ảnh hưởng tiêu cực từ hội nhập TPP. Vấn đề ở đây là làm sao giảm thiểu quá trình chuyển đổi, điều chỉnh những lĩnh vực này". ông Thành nói.

Theo đó, Tiến sĩ Võ Trí Thành khuyến nghị cần điều chỉnh lĩnh vực này như mở rộng cửa những ngành nghề có lợi thế cạnh tranh và được hưởng lợi từ TPP.

Ví dụ ngành thép, được xem là sức cạnh tranh chưa tốt nhưng nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu thép ra bên ngoài. Như vậy, trong khó khăn vẫn còn những yếu tố để tồn tại.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đánh bắt hải sản Phú Yên ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đánh bắt hải sản

Ngư dân TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương sử dụng hệ thống chiếu sáng LED và câu mực xà lá (mực khổng lồ) theo công nghệ Nhật Bản. Đây là những công nghệ tiên tiến, đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế đang được thử nghiệm đối với ngư dân Phú Yên.

16/04/2015
“Đánh” bẫy tôm hùm “Đánh” bẫy tôm hùm

7 giờ sáng, chiếc ca nô đưa đội công tác liên ngành rời cảng Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đến với tàu tuần tra của Chi cục Thủy sản, bắt đầu hành trình ngày thứ ba trong cuộc chiến với “bẫy” tôm hùm. Có thể nói, đây là cuộc ra quân quyết liệt nhất từ trước đến nay để trả lại vẻ đẹp cho vùng biển Phan Thiết, lâu nay bị xâu xé bởi mạng lưới “bẫy” tôm hùm.

16/04/2015
Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản

Với điều kiện đặc thù của nghề nuôi thủy sản lồng bè trên các vùng sông nước, vùng cửa biển thì việc có điện phục vụ nuôi trồng và sinh hoạt thường ngày là cả một vấn đề nan giải… Việc một ngư dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu mạnh dạn bỏ số tiền khá lớn đầu tư hệ thống điện gió và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt đã làm rất nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thú vị.

16/04/2015
Clip bắt được cá tầm Clip bắt được cá tầm "khủng"… chỉ là sản phẩm dàn dựng

Chiều 13/4, Trưởng Công an xã Đạ Chais (Lạc Dương - Lâm Đồng) Cao Xuân Thịnh khẳng định: “Chưa rõ mục đích của những người tung tin trên, nhưng clip mà các trang mạng thông tin, gây xôn xao dư luận trong những ngày qua chỉ là sản phẩm dàn dựng”.

16/04/2015
Lộng hành trộm cá, tôm Lộng hành trộm cá, tôm

Thời gian gần đây, một số đối tượng ngang nhiên vào đìa (hay còn gọi là bờ) nuôi thủy sản của người dân ở khu vực (KV) 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) bắt trộm cá. Đáng nói, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để.

16/04/2015