Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TPP và ngành chăn nuôi

TPP và ngành chăn nuôi
Ngày đăng: 07/10/2015

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu gần 11 triệu tấn thức ăn chăn nuôi với kim ngạch nhập hơn 3 tỷ USD (xuất khẩu gạo không bù lại được nhập khẩu nguyên liệu cho ngành chăn nuôi).

Nhiều năm qua, sản phẩm chăn nuôi liên tục đối mặt nguy cơ rớt giá, bán dưới giá thành, chỉ một đợt dịch là nông dân thua lỗ nặng.

Có lẽ hiện tại những người nông dân cũng như doanh nghiệp chưa cảm nhận được những khó khăn khi thực phẩm ngoại ồ ạt vào Việt Nam nhưng thời gian từ nay đến năm 2016 chẳng còn bao lâu.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát lo lắng nói trong một hội nghị về tái cơ cấu chăn nuôi rằng nhìn trên bản đồ thế giới, các sản phẩm của tự do hóa thương mại sẽ phủ khắp nhiều quốc gia, châu lục.

Khi TPP có hiệu lực, thịt gia cầm của Thái Lan sẽ vào Hà Nội và TPHCM với giá rẻ ngang sản phẩm do chúng ta bán. Nếu hàng rào thuế suất bị dỡ bỏ, thịt ngoại sẽ vào Việt Nam còn nhiều hơn hiện nay.

Trong năm 2014, chỉ riêng về thịt gia cầm, Việt Nam đã nhập 95 triệu USD, chiếm gần 50% kim ngạch nhập khẩu thịt các loại. Theo dự báo sau TPP, lượng thịt heo của Mỹ sang Việt Nam sẽ tăng gấp 43,2 lần năm 2014, từ 2,3 triệu USD lên 100 triệu USD/năm.

Theo các chuyên gia kinh tế, khi gia nhập TPP, các doanh nghiệp nhập khẩu và nước xuất khẩu thực phẩm sẽ tranh thủ được thời cơ vàng do nguồn hàng có giá rẻ và dồi dào nhưng trực tiếp người nông dân, các chủ trại và doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ bị yếu thế, lép vế ngay trên thị trường.

Ngành chăn nuôi của Việt Nam lâu nay vốn đã không có nhiều sản phẩm để xuất khẩu, tạo sự cân bằng với các ngành hàng khác như lâm sản, thủy sản qua đó thúc đẩy nâng cao giá trị tăng trưởng của nông nghiệp, nhưng tới đây còn thua trắng ngay trên “sân nhà” do sản phẩm làm ra không cạnh tranh nổi với thực phẩm, nông sản ngoại.

Chọn một hướng đi cho ngành chăn nuôi ngay từ bây giờ là giải pháp sống còn khi Việt Nam chính thức tham gia TPP

. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của báo chí, đại diện ngành chăn nuôi cũng như các bộ liên quan chỉ nói chung chung rằng sẽ chuẩn bị các giải pháp để ứng phó khi “thịt, trái cây, rau củ, sữa TPP” vào thị trường nước ta nhưng giải pháp đó là gì vẫn chưa được định hình rõ.

Thậm chí ngay cả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp - trong đó có tái cơ cấu ngành chăn nuôi để cứu nguy cho sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã thực hiện được 2 năm, nhưng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cũng thừa nhận, nhiều địa phương còn rất mơ hồ, không hiểu tái cơ cấu là cần phải làm những công việc gì, cách tổ chức ở nhiều nơi còn chậm chạp, chưa có chuyển biến rõ rệt.

Câu chuyện TPP và ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay như một nút thắt chưa được hóa giải.

Trong một số hội thảo về tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi vào TPP mới đây, đã có một số chuyên gia gợi mở giải pháp khi cho rằng chúng ta khó có thể cạnh tranh với thực phẩm, nông sản các nước ở những sản phẩm chính như thịt gà, heo, bò… nhưng trên thực tế thị trường cũng như thói quen tiêu dùng trong nước vẫn ủng hộ các sản phẩm đặc sản với lợi thế riêng và thực phẩm sạch... để đầu tư phát triển.

Đó chính là cánh cửa, nói đúng hơn là lối thoát cho ngành chăn nuôi Việt Nam khi bước vào TPP.


Có thể bạn quan tâm

Trăn Trở Nghề Khai Thác Mực Trăn Trở Nghề Khai Thác Mực

Thông tin này lan sang Cà Mau thế là ghe câu mực chuyển nghề. Ðáng nói là từ mức chào giá ban đầu ngất ngưởng gần 1 triệu đồng/kg, nay banh lông rớt xuống chỉ còn trên dưới 150.000 đồng/kg. Do chỉ duy nhất một đầu ra là thương lái Trung Quốc khiến giá cả con banh lông bấp bênh.

26/12/2014
Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Sông Thấp Thỏm Theo Con Nước Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Sông Thấp Thỏm Theo Con Nước

Không cần lặn lội đi xa mới mua được con giống vì ở trong tỉnh Quảng Ngãi đã có nơi cung ứng giống cá này. Thức ăn “xanh” cho cá chủ yếu là cỏ và lá mì có sẵn ở địa phương. Vật liệu làm lồng nuôi chỉ bằng tre… Nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ đã tận dụng lợi thế, khai thác được con nước sông Trà Khúc chảy qua địa phương để phát triển kinh tế.

26/12/2014
Bất An Với Nuôi Cá Sấu Bất An Với Nuôi Cá Sấu

Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.

26/12/2014
Thừa Thiên Huế Nuôi Cá Lồng Đan Mạch Thu Lãi 170 Triệu Đồng/lồng Thừa Thiên Huế Nuôi Cá Lồng Đan Mạch Thu Lãi 170 Triệu Đồng/lồng

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.

26/12/2014
Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

26/12/2014