TPP ảnh hưởng thế nào đến nông nghiệp Việt Nam

Được xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh khi Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành nông nghiệp sẽ đối diện với cạnh tranh mạnh mẽ, khi nhiều nhóm hàng phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0% trong một thời gian ngắn.
Thịt bò, thực phẩm chế biến và sữa là những ngành Việt Nam đang áp dụng thuế nhập khẩu khá cao, từ 20 đến 55%.
Việc tham gia TPP sẽ khiến thuế nhập khẩu về 0% ngay lập tức, hoặc theo lộ trình với thời hạn tối đa 11 năm.Các sản phẩm từ trái cây, bông và khoai tây sẽ giảm thuế trong thời gian tối đa là 8 năm.
Hai mặt hàng chủ chốt của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt lợn và thịt gà sẽ chính thức đối mặt với cạnh tranh toàn phần sau 5-13 năm, khi thuế và hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ.
Sau 16 năm, thuế nhập khẩu với thuốc lá (hiện là 135%) sẽ chính thức về 0%.
Thời han dành cho bia, rượu là 11-12 năm, còn với đậu phụng là 8 năm.Các quốc gia xuất khẩu gạo nguyên hạt vào Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu ngay khi TPP được ký kết.
Riêng với lúa mạch, lúa mì và các sản phẩm từ gạo, thời hạn tối thiểu sẽ là 4 năm.Hạn ngạch và thuế nhập khẩu với đường được dỡ bỏ trong vòng 11 năm.
Có thể bạn quan tâm

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

Phú Thọ là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 4 trong cả nước với tổng diện tích hơn 16,1 ngàn ha, năng suất chè bình quân đạt 9,4 – 9,8 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt xấp xỉ 143 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 56 công ty, xí nghiệp chế biến chè xanh, chè đen với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.200 cơ sở chế biến thủ công; 9 làng nghề chế biến chè. Sản phẩm chè của tỉnh hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?