TPHCM ban hành chính sách VietGAP trong nông nghiệp và thủy sản

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (chủ đầu tư) đầu tư sản xuất, sơ chế và xúc tiến thương mại các loại sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, gồm các sản phẩm trồng trọt (rau, quả), chăn nuôi (heo, bò sữa, gia cầm) và thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng).Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp và thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với trồng trọt: Hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính phục vụ sản xuất và 50% chi phí mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất theo quy trình VietGAP. Đối với chăn nuôi: Hỗ trợ 30% chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, kho chứa nguyên liệu và thức ăn, kho chứa dụng cụ chăn nuôi; máy móc và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống đạt chuẩn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đối với thủy sản: Hỗ trợ 30% chi phí đầu tư cải tạo ao nuôi, máy móc thiết bị phục vụ nuôi và 50% chi phí xây dựng nhà vệ sinh tự hoại; kho chứa thức ăn, thuốc thú y, hóa chất phục vụ nuôi; kho chứa thiết bị, dụng cụ nuôi.
Đối với sơ chế, bảo quản và xúc tiến thương mại: Hỗ trợ 30% chi phí xây dựng nhà sơ chế đóng gói, đầu tư dụng cụ sơ chế, đóng gói và 100% chi phí xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo thực hành sản xuất tốt (GMP), quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).
Có thể bạn quan tâm

ILDEX Vietnam 2012 tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm thương hiệu của mình và đồng hành cùng các khách hàng, từ đó là cầu nối cho các doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ hợp tác.

Nếu so với đưa màu xuống ruộng thì hiệu quả của việc tận dụng rơm, rạ trồng nấm mùa khô cũng không kém phần. Mô hình này không cần nhiều vốn, chỉ lấy công làm lời. Vì thế, người nông dân đâu tư một, nhưng có thể lấy lại 3 lần so với đồng vốn bỏ ra

Một trong những nông dân trồng bưởi da xanh đầu tiên ở xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, Tiền Giang là anh Lê Văn Xích. Thoạt đầu, anh chỉ mua được 10 nhánh chiết cành với giá 50 nghìn đồng/nhánh

Đi đến những vùng có KCN bị bỏ hoang gặp nông dân, họ than thở: Chúng tôi xin thêm mấy chục ngày để thu hoạch chẳng được, họ thu hồi rồi bỏ hoang năm này qua năm khác, phí đến thế là cùng.

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện tình hình sâu bệnh hại lúa đang có diễn biến phức tạp. Các địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp để phòng, trừ sâu bệnh hại lúa.