Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TP.HCM Đẩy Mạnh Phát Triển Trồng Rau VietGAP

TP.HCM Đẩy Mạnh Phát Triển Trồng Rau VietGAP
Ngày đăng: 25/04/2012

TP.HCM có những thế mạnh riêng các nơi khác không thể có được, đó là sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ gần chục triệu người. Vì vậy, diện tích gieo trồng rau quả của TP.HCM tăng lên mỗi năm từ diện tích lúa được chuyển đổi.

Năm 2011 có thêm 57 nông dân trồng rau ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Trần Văn Hợt - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Ngã 3 Giồng, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn cho biết, hiện đơn vị đã triển khai thực hiện trên 10ha rau xanh các loại theo chuẩn VietGAP.

Về kỹ thuật trồng không có gì quá mới mẻ như sản xuất RAT đơn, nhưng khi triển khai cũng gặp không ít khó khăn do chưa phù hợp với thói quen sản xuất lâu nay của người nông dân. Bởi việc sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi một sự quản lý chặt chẽ, ghi chép đầy đủ các chi tiết từ khâu xử lý đất trồng, nguồn nước tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc BVTV, thời gian cách ly với phân và thuốc trước khi thu hoạch cho đến khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

“Thêm vào đó, giá thành sản xuất RAT theo VietGAP cao hơn giá rau trồng theo lối truyền thống do tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí, nhất là thuốc BVTV trong danh mục cho phép. Điều này làm cho nông dân lo ngại trong việc sản xuất theo VietGAP. Họ cần có thời gian nhất định để quen dần phương pháp sản xuất mới này” - ông Hợt nhận định.

Để hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất RAT theo VietGAP, Sở NNPTNT TP.HCM đã giao cho Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp của thành phố tư vấn và cấp giấy chứng nhận miễn phí cho bà con. Sở NNPTNT cũng lo luôn khâu tìm đầu ra cho sản phẩm của nông dân qua việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ trên cơ sở liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.

TP.HCM có thể nói là một trong những địa phương khởi xướng và tổ chức thành công trong việc đưa rau VietGAP vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC, Metro... Không chỉ các siêu thị mà các doanh nghiệp cũng "đặt hàng" nông dân sản xuất rau VietGAP cho mình phân phối thông qua phương thức bao tiêu sản phẩm như Công ty TNHH Hương Cảnh, Thỏ Việt, Vissan...

Hiện mỗi năm TP.HCM tiêu thụ khoảng 750.000 tấn rau, củ, quả các loại, trong đó các vùng rau của TP.HCM đáp ứng khoảng 285.000 tấn. TP.HCM đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, diện tích gieo trồng rau đạt 15.000ha, sản lượng 375.000 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 220 triệu đồng/ha/năm, trong đó trên 90% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất RAT đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Có thể bạn quan tâm

Chưa Cho Nhập Khẩu Cá Tầm Thương Phẩm Chưa Cho Nhập Khẩu Cá Tầm Thương Phẩm

Theo Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam (Cites Việt Nam), sau 9 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay cá tầm đã được nuôi ở cả 3 miền của đất nước.

06/05/2013
Sản Lượng Thuỷ Sản Tăng Gần 1.350 Tấn Sản Lượng Thuỷ Sản Tăng Gần 1.350 Tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh ước đạt 14.250 tấn, tăng gần 1.350 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

21/06/2013
Trồng Ổi Xá Lỵ Cho Thu Nhập Cao Ở Trung An (Củ Chi, TPHCM) Trồng Ổi Xá Lỵ Cho Thu Nhập Cao Ở Trung An (Củ Chi, TPHCM)

Trung An là một trong 11 xã nằm trong dự án Nông thôn mới của huyện Củ Chi (Tp. HCM). Do vậy, việc ưu tiên phát triển mọi mặt về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội rất được quan tâm. Những năm gần đây, Trung An được biết đến như là một điểm du lịch sinh thái khá nổi tiếng của huyện với nhiều loại trái cây: ổi không hạt, mít Thái, măng cụt, chôm chôm…

29/09/2012
Lời Giải Cho Vùng Nuôi Nghêu Ven Biển Gò Công (Tiền Giang) Lời Giải Cho Vùng Nuôi Nghêu Ven Biển Gò Công (Tiền Giang)

Ông Trần Văn Vinh, nông dân có kinh nghiệm nuôi nghêu hàng chục năm, đồng thời có trại sản xuất nghêu giống "có tiếng" ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã chết hàng loạt liên tục 5 năm qua, nhưng thiệt hại nghiêm trọng nhất là năm 2010, 2011 và đầu năm 2013. Đúc kết kinh nghiệm qua các năm nuôi nghêu của mình, ông Vinh nhận định, thực tế hiện nay vùng biển này chỉ còn nuôi nghêu thịt được khoảng 6 tháng, tức là bắt đầu thả nghêu giống từ tháng 5-6 dương lịch (lúc này mới bắt đầu có nghêu giống) và thu hoạch vào tháng 12 trong năm, chậm nhất là tháng 1 năm sau.

06/05/2013
Hồi Sinh Cây Trái Cù Lao Minh (Vĩnh Long) Hồi Sinh Cây Trái Cù Lao Minh (Vĩnh Long)

Cù lao Minh thuộc huyện Long Hồ (Vĩnh Long), nổi tiếng với bạt ngàn vườn cây ăn trái. Đặc biệt là 2 loại cây “chủ lực”: chôm chôm và nhãn. Sau này, có thêm cây chanh tàu cũng đã từng cho thu nhập khá cao.

21/06/2013