Tổng Trữ Lượng Hải Sản Biển Việt Nam Trên 4 Triệu Tấn

Trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô.
Chiều 10/3, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 do Thứ trưởng Bộ NN và PTNT kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám chủ trì.
Theo báo cáo kết quả điều tra, đánh giá, trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô.
Trữ lượng nguồn hải sản ước tính cho vùng biển vịnh Bắc bộ khoảng 750 ngàn tấn; vùng biển Trung bộ là 712 ngàn tấn; vùng biển Đông Nam bộ 1.141 ngàn tấn, vùng biển Tây Nam bộ 610 ngàn tấn và vùng giữa Biển Đông là 1.036 ngàn tấn. Trong khi đó, khả năng khai thác ước khoảng 1,75 triệu tấn.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị, kết quả nghiên cứu trên chưa phản ánh được toàn diện nguồn lợi hải sản biển của Việt Nam. Trữ lượng một số nhóm loài (chẳng hạn như nhóm thân mềm) chưa được nhắc tới, và các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở vùng biển gần bờ (từ độ sâu 200 m trở vào)...
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: Kết quả điều tra ban đầu về trữ lượng của một số nhóm loài hải sản là hết sức quan trọng, nhưng cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung để có những số liệu cụ thể hơn, làm cơ sở để Bộ NN và PTNT, Tổng cục Thủy sản và các địa phương xây dựng chiến lược phát triển hoạt động khai thác hải sản, điều chỉnh đầu tư và tổ chức khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên biển.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức áp thuế chống trợ cấp đối với con tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ chịu mức thuế chung là 4,52%. Hệ lụy của việc áp thuế này, vựa tôm sú ĐBSCL sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn và thách thức mới.

Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã rơi vào tình trạng thừa, thị trường xuất khẩu khó khăn vì rào cản thương mại, kỹ thuật. Làm gì để phát triển bền vững ngành cá tra là vấn đề một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL ngày 21-8, tại TP Cần Thơ. Dịp này, Tổng Cục thủy sản trình bày Dự thảo về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và lấy ý kiến đóng góp từ các DN.

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Dù sản phẩm gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận từ năm 2011, nhưng cho đến nay, việc giữ gìn và phát huy nhãn hiệu đặc sản này vẫn gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với các loại gà thương phẩm khác trong nước và gà Trung Quốc (TQ)...

Ông Huỳnh Kim - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cù Lao Dung cho biết, trong các năm qua, đơn vị đã tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng với cây trồng chủ lực của địa phương là cây mía, Agribank Cù Lao Dung có sự quan tâm đặc biệt hơn.