Tổng Trữ Lượng Hải Sản Biển Việt Nam Trên 4 Triệu Tấn

Trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô.
Chiều 10/3, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 do Thứ trưởng Bộ NN và PTNT kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám chủ trì.
Theo báo cáo kết quả điều tra, đánh giá, trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô.
Trữ lượng nguồn hải sản ước tính cho vùng biển vịnh Bắc bộ khoảng 750 ngàn tấn; vùng biển Trung bộ là 712 ngàn tấn; vùng biển Đông Nam bộ 1.141 ngàn tấn, vùng biển Tây Nam bộ 610 ngàn tấn và vùng giữa Biển Đông là 1.036 ngàn tấn. Trong khi đó, khả năng khai thác ước khoảng 1,75 triệu tấn.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị, kết quả nghiên cứu trên chưa phản ánh được toàn diện nguồn lợi hải sản biển của Việt Nam. Trữ lượng một số nhóm loài (chẳng hạn như nhóm thân mềm) chưa được nhắc tới, và các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở vùng biển gần bờ (từ độ sâu 200 m trở vào)...
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: Kết quả điều tra ban đầu về trữ lượng của một số nhóm loài hải sản là hết sức quan trọng, nhưng cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung để có những số liệu cụ thể hơn, làm cơ sở để Bộ NN và PTNT, Tổng cục Thủy sản và các địa phương xây dựng chiến lược phát triển hoạt động khai thác hải sản, điều chỉnh đầu tư và tổ chức khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên biển.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù tháng 3, tháng 4 năm nay thời tiết chưa phải là quá nóng so với nhiều năm trước đây nhưng tình trạng nghêu chết hàng loạt trong tỉnh Bến Tre đã diễn ra, gây nhiều thiệt hại cho các hợp tác xã (HTX). Ngành Nông nghiệp cũng đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các sân nghêu để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hạn chế.

Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.

Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.