Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổng sản lượng thủy sản tháng 9 ước đạt 599 nghìn tấn, tăng 1,1%

Tổng sản lượng thủy sản tháng 9 ước đạt 599 nghìn tấn, tăng 1,1%
Ngày đăng: 07/10/2015

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2015, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 4,85 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ, đạt 72,9% so với kế hoạch năm.

Sản lượng nuôi trồng trong tháng 9 đạt 315 nghìn tấn, đưa tổng sản lượng nuôi trồng 9 tháng đạt gần 2,6 triệu tấn.

Sản lượng khai thác thủy sản tháng 9 ước đạt 284 nghìn tấn (tăng 2,9% so với cùng kỳ) đưa sản lượng khai thác lũy kế 9 tháng đạt 2,26 triệu tấn (tăng 4,2% so với cùng kỳ, bằng 83,8% kế hoạch năm).

Về giá trị, sản xuất thủy sản 9 tháng đạt 156,5 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, giá trị nuôi trồng thủy sản đạt gần 97 nghìn tỷ đồng, tương đương cùng kỳ, giá trị khai thác đạt 59,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ.

Trong khai thác, thời tiết trên các vùng biển cơ bản thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đối tượng cá nổi tiếp tục xuất hiện nhiều trên các vùng biển miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ;

Giá hải sản nguyên liệu tăng nhẹ, giá dầu được điều chỉnh tăng và giảm nhưng vẫn thấp hơn mức giá dầu đầu năm 2015 và cùng kỳ 2014.

Đối với nuôi trồng, trong quý 3, các biện pháp đẩy mạnh sản xuất tôm nước lợ đã có chuyển biến tích cực với xu thế tăng tôm sú, giảm tôm chân trắng.

Diện tích nuôi tôm nước lợ ước lũy kế 9 tháng đạt 685 nghìn ha, trong đó, diện tích tôm sú là 613 nghìn ha, tăng 3,4%, tôm thẻ chân trắng là 72 nghìn ha, giảm 23,5%.

Trong 9 tháng đầu năm, người nuôi tôm đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm nguyên liệu giảm thấp, giá điện tăng, giá các nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng, đặc biệt là giá thức ăn tăng, cộng thêm thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài và dịch bệnh còn diễn biến phức tạp…

Do đó, tình hình thả nuôi tôm nước lợ chậm hơn so với cùng kỳ.

Nuôi cá tra trong quý 3/2015 đạt 800 ha, giảm 16% so với cùng kỳ, sản lượng thu hoạch đạt 231.517 tấn, bằng 91% so với cùng kỳ.

Năng suất trung bình đạt 285 tấn/ha, bằng 108% so với cùng kỳ 2014. Lũy kế 9 tháng 2015, diện tích nuôi thả cá tra tại các tỉnh trọng điểm ước đạt 4.121 ha (bằng 92% so với cùng kỳ 2014), sản lượng đạt 751.364 tấn (tăng 9,8% so với cùng kỳ 2014).

Kết luận tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Vũ Văn Tám đã chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV: Tập trung cao độ hoàn thiện chỉ tiêu kế hoạch năm, các đơn vị rà soát chỉ tiêu nhiệm vụ quý 4.

Đối với Nuôi trồng thủy sản, bám sát thực tiễn hoạt động sản xuất tôm, phối hợp công tác thú y và các địa phương nhằm đảm bảo vụ nuôi hạn chế dịch bệnh, thu hoạch “ăn chắc”, đảm bảo sản lượng tôm tăng theo kế hoạch.

Với cá tra, vụ Nuôi trồng thủy sản cần khẩn trương tham mưu tổ rà soát sửa đổi Nghị định 36; Rà soát một số quy hoạch như quy hoạch tôm ĐBSCL, chú ý mô hình tôm – lúa.

Đối với khai thác, bám sát thực tiễn sản xuất trên biển, rà soát các biện pháp an toàn tàu cá.

Khẩn trương thúc đẩy ban hành Nghị định 67 sửa đổi, bổ sung.

Cục Kiểm ngư tiếp tục tham mưu tăng cường hoạt động tổ hợp tác 689 về tàu cá, kiểm soát tình hình ngư dân bị bắt giữ, tình hình tai nạn tàu cá trên biển, thiết lập đường dây nóng…


Có thể bạn quan tâm

Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

25/09/2013
Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).

25/09/2013
Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

26/09/2013
Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình) Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình)

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).

26/09/2013
Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

29/09/2013