Tổng sản lượng thủy sản nuôi 4 tháng/2015 đạt trên 15 nghìn tấn

Các đầm thuỷ sản nước lợ nay đang sửa chữa, gia cố hệ thống bờ bao, cống cấp thoát nước để thả giống ( tôm sú, cua biển,..) và thu hoạch rau câu.
Tại khu vực nuôi nước mặn, diện tích nuôi ngao tăng 70 ha so năm 2014 do mở rộng diện tích nuôi ngao tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy. Hiện tại các hộ nuôi đang tập trung thu hoạch ngao thương phẩm, sản lượng ngao thu hoạch 4 tháng đầu năm ước đạt 2.000 tấn, trong đó tháng 4 là 500 tấn.
Khu vực nuôi cá lồng bè tiếp tục chăm sóc, thu hoạch đàn cá thương phẩm và đã tiến hành thả 01 triệu cá giống các loại, chủ yếu cá song (60%), còn lại là cá vược, cá hồng, cá giò, cá chim vây vàng... Các bè nuôi hầu tiếp tục thu hoạch sản phẩm và thả nuôi đợt mới.
Khu vực nuôi nước ngọt tiếp tục thu hoạch sản phẩm xuất bán đồng thời thả giống sớm những đối tượng truyền thống.
Các trại sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt đã tiến hành cho sinh sản các đối tượng cá truyền thống ( cá trắm, trôi, mè....), sản lượng ước đạt 100 triệu cá bột, tương đương cùng kỳ năm 2014. Các trại sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn sản xuất, cung ứng các đối tượng có giá trị: tôm sú, cua biển, nhuyễn thể, sản lượng ước đạt 1,8 triệu cua giống cấp 1; 70 triệu tôm sú pL15. Các đối tượng hàu, trai biển, tôm rảo đang tiến hành ương dưỡng ấu trùng, chuẩn bị xuất bán. Cá biển, cá bống bớp chuẩn bị cho sinh sản khi thời tiết ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm yến sào Hội An bị “đóng băng” khiến ngân sách địa phương bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngành chức năng TP.Hội An (Quảng Nam) đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho loại đặc sản này.

Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.

Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.