Tổng sản lượng lương thực năm 2015 ước đạt trên 1,35 triệu tấn

Vụ lúa Đông xuân 2014 - 2015 đạt năng suất cao.
Theo Sở NN&PTNT, tổng sản lượng lương thực (lúa và cây lương thực có hạt) năm 2015 ước đạt trên 1,35 triệu tấn, trong đó cây lúa xuống giống được 224 ngàn ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn, cây lương thực có hạt xuống giống 4,4 ngàn ha, sản lượng thu hoạch 16 ngàn tấn.
Trong năm 2016, diện tích gieo trồng lúa dự kiến khoảng 212 ngàn ha, ước sản lượng trên 1,2 triệu tấn; cây bắp xuống giống khoảng 6,3 ngàn ha, sản lượng khoảng 22,2 ngàn tấn.
Đối với mô hình Cánh đồng lớn, trong năm 2015, Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty TNHH ADC, Công ty TNHH Việt Hưng đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất tại các huyện, với tổng diện tích 4,5 ngàn ha, đạt 117% so với kế hoạch, trong đó diện tích thu mua trên 2,8 ngàn ha, với sản lượng 21,1 ngàn tấn.
Trong năm 2016, diện tích mô hình Cánh đồng lớn được triển khai khoảng 7,5 ngàn ha, với trên 11,3 ngàn hộ tham gia.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, năm 2015 sản lượng lương thực của tỉnh Tiền Giang đạt cao hơn kế hoạch đề ra.
Nông dân tuân thủ lịch thời vụ xuống giống.
Công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật được chú ý.
Cơ giới hóa trong sản xuất cũng như thu hoạch được nhân rộng.
Liên kết xây dựng mô hình Cánh đồng lớn đã nâng dần quy mô, diện tích…
Nhận định trong năm 2016, ông Nguyễn Thanh Cẩn cho rằng: Tình hình hạn, mặn sẽ diễn biến rất phức tạp, áp lực rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá vẫn còn nguy cơ cao; việc xuất khẩu gạo cũng còn gặp không ít khó khăn.
Hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta.
Vì vậy, các ngành, các đơn vị tích cực, chủ động trong việc đối phó với hiện tượng El Nino, tuyên truyền để người dân hiểu được hạn, mặn sẽ diễn ra gay gắt, hậu quả rất khó lường.
Chủ động vận hành các cống để lấy nước.
Nạo vét các tuyến kinh để tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng Ngọt hóa Gò Công.
Các doanh nghiệp cần phải đầu tư mở rộng diện tích Cánh đồng lớn…
Có thể bạn quan tâm

Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ thì phần lớn gà được bán cho các thương lái ở một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Đặc biệt năm nay, người chăn nuôi gà còn nhận được một số đơn đặt hàng từ các siêu thị, nhà hàng lớn như: siêu thị Big C Hà Nội, nhà hàng 555 và một số cơ sở giết mổ quy mô lớn tại Hà Nội theo hình thức hợp đồng mua với số lượng lớn.

Thời điểm này, nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Trên cánh đồng của xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, nhiều người dân đang làm đất để chuẩn bị gieo cấy lúa. Chị Nguyễn Thị Xuân, một người dân trong xóm cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy 5 sào lúa, chủ yếu là giống Khang dân.

Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc... Nhờ vậy, sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, năm 2014 công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Tại huyện Thọ Xuân, để hoàn thành mục tiêu gieo cấy 7.300 ha lúa chiêm-xuân 2014-2015, cùng với việc khẩn trương thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông, bà con nông dân trong huyện đã tập trung gieo cấy. Năm nay, nhờ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy, nên đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được hơn 6.000 ha lúa, chiếm hơn 80% diện tích.