Tổng sản lượng lương thực năm 2015 ước đạt trên 1,35 triệu tấn

Vụ lúa Đông xuân 2014 - 2015 đạt năng suất cao.
Theo Sở NN&PTNT, tổng sản lượng lương thực (lúa và cây lương thực có hạt) năm 2015 ước đạt trên 1,35 triệu tấn, trong đó cây lúa xuống giống được 224 ngàn ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn, cây lương thực có hạt xuống giống 4,4 ngàn ha, sản lượng thu hoạch 16 ngàn tấn.
Trong năm 2016, diện tích gieo trồng lúa dự kiến khoảng 212 ngàn ha, ước sản lượng trên 1,2 triệu tấn; cây bắp xuống giống khoảng 6,3 ngàn ha, sản lượng khoảng 22,2 ngàn tấn.
Đối với mô hình Cánh đồng lớn, trong năm 2015, Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty TNHH ADC, Công ty TNHH Việt Hưng đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất tại các huyện, với tổng diện tích 4,5 ngàn ha, đạt 117% so với kế hoạch, trong đó diện tích thu mua trên 2,8 ngàn ha, với sản lượng 21,1 ngàn tấn.
Trong năm 2016, diện tích mô hình Cánh đồng lớn được triển khai khoảng 7,5 ngàn ha, với trên 11,3 ngàn hộ tham gia.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, năm 2015 sản lượng lương thực của tỉnh Tiền Giang đạt cao hơn kế hoạch đề ra.
Nông dân tuân thủ lịch thời vụ xuống giống.
Công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật được chú ý.
Cơ giới hóa trong sản xuất cũng như thu hoạch được nhân rộng.
Liên kết xây dựng mô hình Cánh đồng lớn đã nâng dần quy mô, diện tích…
Nhận định trong năm 2016, ông Nguyễn Thanh Cẩn cho rằng: Tình hình hạn, mặn sẽ diễn biến rất phức tạp, áp lực rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá vẫn còn nguy cơ cao; việc xuất khẩu gạo cũng còn gặp không ít khó khăn.
Hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta.
Vì vậy, các ngành, các đơn vị tích cực, chủ động trong việc đối phó với hiện tượng El Nino, tuyên truyền để người dân hiểu được hạn, mặn sẽ diễn ra gay gắt, hậu quả rất khó lường.
Chủ động vận hành các cống để lấy nước.
Nạo vét các tuyến kinh để tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng Ngọt hóa Gò Công.
Các doanh nghiệp cần phải đầu tư mở rộng diện tích Cánh đồng lớn…
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu 1.103 lô, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013, trọng lượng 59.764 tấn, giảm 23,6%. Chủ yếu là các mặt hàng: Chuối xanh 1.059 tấn, gỗ ván bóc rừng trồng 36.321 tấn, sắn củ tươi 20.766 tấn, thảo quả 540 tấn, chanh quả 144 tấn, xoài quả tươi 180 tấn...

Với mặt hàng ca cao, giá đã có xu hướng tăng từ tháng 6/2013 ở mức 2.200 USD/T lên 3.200 USD/T vào tháng 10/2014 khi dịch Ebola uy hiếp châu Phi và gây lo âu cho toàn thế giới. Cùng với sự giảm nhiệt của dịch Ebola, giá ca cao hiện đã giảm xuống 2.874 USD/T (giá ngày 20/11).

Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Chú trọng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giúp không ít nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu... Trong đó, mô hình sản xuất đa canh của nông dân Trần Minh Phúc (ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) là một điển hình.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, nuôi thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, việc phát triển diện tích tôm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Ðiều đó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cách thức tổ chức sản xuất của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo là hạ tầng phục vụ nghề nuôi không phát triển theo kịp sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ.