Tổng Sản Lượng Khai Thác Hải Sản Trên 88.000 Tấn

Trong năm 2014, ngư dân tỉnh Tiền Giang đã vượt qua khó khăn do thời tiết, bão lốc và những bất lợi trên biển, tổ chức bám ngư trường, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ... đã khai thác được trên 88.000 tấn hải sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đạt 100,42% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 0,58% so cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, toàn tỉnh có đội tàu khai thác hải sản trên biển 1.376 chiếc với tổng công suất 295.400 CV, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trong ngoài tỉnh. Trong đó, đội tàu tham gia trực tiếp khai thác 1.183 chiếc, còn lại 193 tàu tham gia dịch vụ hậu cần trên biển, chủ yếu cung ứng nguyên liệu vật tư nghề cá và thu mua trực tiếp sản phẩm trên biển. Đây là mô hình tích cực tạo điều kiện giúp các đội tàu khai thác bám biển dài ngày, sản phẩm đưa về cảng cá hoặc đi tiêu thụ ở các nơi đảm bảo chất lượng tươi ngon, bán được giá hơn.
Các nghề lưới đơn, lưới đôi, lưới rê, lưới vây kết hợp ánh sáng là nghề truyền thống của ngư dân Tiền Giang. Trong số tàu đánh cá của tỉnh, có đến 814 chiếc có công suất máy bằng hoặc trên 90CV có khả năng vươn ra hoạt động ở các ngư trường khơi xa: Nam Trường Sa, DK1, Nam Côn Sơn...không chỉ góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo mà còn giúp Tiền Giang đảm bảo được sản lượng đánh bắt hải sản cao, hiệu quả kinh tế lớn, cuộc sống ngư dân miền biển ngày một ổn định.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tong-san-luong-khai-thac-hai-san-tren-88000-tan-569114/
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2014, Tổ hợp tác (THT) đoàn kết nuôi bò nhốt thâm canh thôn 8 (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông - Dak Lak) được thành lập trong niềm hân hoan không chỉ riêng bà con nông dân, mà cả với chính quyền địa phương. Hình thức liên kết này mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở một huyện thuần nông.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.

Hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang tiến hành tưới cà phê đợt 2 và đợt 3, nhưng do nguồn nước thiếu hụt nhiều địa phương không đủ nước để đáp ứng nhu cầu các đợt tưới tiếp theo.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Dak Lak, các thương lái đang tập trung thu mua sắn tươi với giá 1.600 đồng/kg và giá sắn lát phơi khô hiện ở mức 4.000 đồng/kg, tăng từ 500 - 700 đồng/kg so với cùng kỳ niên vụ trước. Đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.

Ở xã Tân Quý Tây huyện Bình Chánh, TPHCM, bằng những mảnh vườn rau cung cấp cho hợp tác xã, nông dân giờ đây đã có của ăn của để, thoát nghèo.