Tổng kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi

Các địa phương trọng điểm: TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai, Tiền Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.
Đối tượng kiểm tra là các đơn vị sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chế biến thịt, các trang trại chăn nuôi heo, gà; kể cả các đơn vị nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán chất Salbutamol, chất tạo màu Vat yellow...
Theo Cục Chăn nuôi, việc sử dụng chất cấm thuộc nhóm beta - Agonist có xu hướng lan rộng ở nhiều tỉnh, thành phố, nhưng hiện nay mới có 22 tỉnh, thành phố có kế hoạch kiểm tra và chỉ có 12/63 tỉnh đã có báo cáo.
Ngay cả tỉnh Vĩnh Long, dù trước đó chưa phát hiện, nhưng khi kiểm tra thì có khoảng 21% trại nuôi sử dụng chất cấm, vừa qua còn phát hiện nhà của một nhân viên tiếp thị thức ăn chăn nuôi có 6kg chất cấm.
Có thể bạn quan tâm

Giá tiêu tăng chóng mặt, lúc cao điểm lên đến 230.000 đồng/kg khiến nhu cầu về giống tăng cao, nạn trộm cắt dây tiêu về bán giống vì thế ngày càng nở rộ.

Vì sao chỉ mới Starbucks phát hiện được tiềm năng của cà phê Đà Lạt?

Bước vào mùa mưa giá dừa tươi bắt đầu xu hướng giảm do nhu cầu giải khát không cao. Hiện nay, giá dừa tươi tại vườn chỉ được các thương lái thu mua với giá từ 25.000-28.000 đồng/chục (mỗi chục bằng 12 trái) so với mức giá hơn 60.000 đồng/chục trong mùa nắng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản nửa cuối năm tiếp tục sụt giảm, ước tính cả năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này sẽ chỉ đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu suất, giá trị và lợi nhuận cho nông dân đã được Bộ NN&PTNT khuyến cáo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện. Theo các nhà chuyên môn, trong hoàn cảnh giá lúa bấp bênh, tình hình xuất khẩu gạo gặp khó thì việc giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây khác là vấn đề cấp bách. Song, việc trồng cây gì, bán ở đâu, ai mua, giá bao nhiêu,... vẫn là bài toán nan giải.