Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổng Kết Xây Dựng Hệ Thống Sản Xuất Và Cung Cấp Lúa Giống Dựa Vào Cộng Đồng

Tổng Kết Xây Dựng Hệ Thống Sản Xuất Và Cung Cấp Lúa Giống Dựa Vào Cộng Đồng
Ngày đăng: 03/06/2012

Nhằm đánh giá hiệu quả 5 năm thực hiện chương trình phát triển giống lúa thuần, hôm qua, ngày 24/5, tại Yên Bái, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - NOMAFSI đã tổ chức Hội thảo Tổng kết xây dựng hệ thống sản xuất và cung cấp lúa giống dựa vào cộng đồng.

Trước thềm Hội thảo, các hộ nông dân của hợp tác xã dịch vụ xã Đại Phác, huyện Văn Yên, Yên Bái tổ chức ra thăm và đánh giá kết quả thực hiện chương trình sản xuất và cung cấp lúa giống dựa vào cộng đồng dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên NOMAFSI. Tất cả 46 hộ tham gia đều rất phấn khởi bởi đến thời điểm này, những lợi ích mà họ có được từ việc tham gia chương trình sản xuất lúa giống là rất lớn.

Gia đình chị Phạm Thị Hậu, xã Đại Thác, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong các hộ tham gia. Chị Hậu chia sẻ: “Làm cái lúa giống này trước mắt phục vụ cho gia đình và cộng đồng trong thôn xã. Từ khi mà gia đình tham gia trong nhóm giống này thì có lợi nhuận thêm, so với giá thị trường thì nhỉnh hơn là thóc thịt từ 1 nghìn rưỡi đến 2 nghìn đồng 1 kg.”

Trước đây, việc phải phụ thuộc 100% vào nguồn giống bên ngoài đã gây rất nhiều khó khăn cho người trồng lúa mỗi khi có thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, nhờ tham gia chương trình này, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã chủ động được ít nhất là 40% sản lượng lúa giống thuần cung cấp cho sản xuất nông nghiệp cho bà con.

Ông Ngô Văn Tĩnh, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất và thương mại lúa giống xã Đại Phác cho biết: “Cái được lớn nhất của chúng tôi là được về kiến thức, kĩ thuật cho bà con nông dân. Thứ hai là chúng tôi chủ động được nguồn giống, không phải phụ thuộc vào bên nào. Thí dụ như thiên tai, bão lũ, rét, …thì vẫn có giống để gieo mạ. Đó là điều chúng tối đã làm được…”

Tại Hội thảo, các nhà khoa học của NOMAFSI cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay, chương trình sản xuất và cung cấp lúa giống dựa vào cộng đồng đã trực tiếp mang lại lợi ích to lớn cho người tham gia trồng giống lúa thuần tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Kỹ sư Nguyễn Phúc Chung cho biết: “Bên cạnh Yên Bái, Viện đã thực hiện chương trình ở Bắc Kạn, Cao Bằng, Phú Thọ. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mở rộng chương trình ở trong nhóm và nhiều tỉnh khác.”

Với việc phát triển chương trình sản xuất và cung cấp lúa giống dựa vào cộng đồng dưới sự chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật của NOMAFSI, một số tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai…đã hoàn toàn có thể chủ động được nguồn giống thuần chủng với giá thành hạ và chất lượng đảm bảo. Đây cũng là mục tiêu lớn nhất mà NOMAFSI đề ra khi triển khai chương trình này.

Có thể bạn quan tâm

Ninh Thuận Trồng Trôm Cho Thu Nhập Cao Ninh Thuận Trồng Trôm Cho Thu Nhập Cao

Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.

28/03/2014
Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cân Nhắc Với Cây Tiêu Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cân Nhắc Với Cây Tiêu

Hiện nay, hồ tiêu tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang được mùa, được giá. Người dân đang có xu hướng phá bỏ các diện tích sản xuất kém hiệu quả để trồng tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt có thể tiềm ẩn những hậu quả khác…

28/03/2014
Nuôi Gà Tây Đỡ Lo Dịch Nuôi Gà Tây Đỡ Lo Dịch

Nhiều người hỏi tôi, gà nuôi mà không bán được thì làm cách nào? Cái quy luật “cung - cầu” cứ nhày nhót quanh bà con ta, lúc lên, lúc xuống kiểu này thì rất khó trả lời.

28/03/2014
Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAP Nông Hộ Để Kiểm Soát Dịch Bệnh Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAP Nông Hộ Để Kiểm Soát Dịch Bệnh

Các hộ áp dụng quy trình VietGAP nông hộ thuộc Dự án LIFSAP tại 3 Vùng chăn nuôi ưu tiên gồm Thống Nhất, Xuân Lộc, và Long Khánh, người chăn nuôi vẫn bảo toàn đàn vật nuôi, và không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi dịch cúm gia cầm.

28/03/2014
Nuôi Chim Trĩ Không Khó Nuôi Chim Trĩ Không Khó

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Lê Văn Quang (thôn Cầu Trên, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đúng ngày anh khánh thành ngôi nhà mới xây.

28/03/2014