Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Bưởi Đoan Hùng

Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng, Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.
Mô hình sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh do Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với Phòng Trồng trọt và Trung tâm khuyến nông chỉ đạo thực hiện có quy mô 9ha gồm 50 hộ tham gia trên địa bàn 4 xã: Chí Đám, Quế Lâm, Bằng Luân, Minh Lương.
Ngoài ra bằng nguồn kinh phí của huyện do Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình với 40ha gồm 335 hộ tham gia trên địa bàn 10 xã của vùng bưởi đặc sản. Từ nguồn vốn lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các xã đã xây dựng mô hình với 190ha gồm 1.100 hộ tham gia tại địa bàn 16 xã vùng dự án.
Các hộ tham gia mô hình được tập huấn các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã bưởi đặc sản Đoan Hùng. Kết quả cho thấy giống bưởi Chí Đám kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản cho doanh thu khoảng 180 triệu đồng/ha, thời kỳ kinh doanh doanh thu 675 triệu đồng/ha, lãi 600 triệu đồng/ha. Giống bưởi Bằng Luân doanh thu 390 triệu đồng/ha, lãi 300 triệu đồng/ha.
Các ý kiến phát biểu tại hội nghị đã đánh giá cao kết quả của mô hình và kiến nghị: UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để tiếp tục tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cho người dân và mở rộng diện tích toàn vùng; hoàn thiện các biện pháp nâng cao mẫu mã, chất lượng quả; triển khai VietGAP trên cây bưởi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.
Huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo ứng dụng, chuyển giao nhanh các biện pháp kỹ thuật đã được khẳng định; lý chặt chẽ việc kinh doanh bưởi trên địa bàn. Viện Nghiên cứu rau quả phối hợp với các cơ quan, đơn vị của tỉnh tiếp tục chuyển giao TBKT cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.

Vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh Hậu Giang trồng được 12.559ha, trong đó, các giống mía chín sớm (ROC 16) chiếm khoảng 50% diện tích. Hiện tại, các ruộng mía đã có thời gian từ 8-10 tháng tuổi. Từ giữa tháng 8 đến nay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã phối hợp với ngành chức năng của TX.Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp tổ chức 4 đợt đo thăm dò chữ đường (CCS) tại một số ruộng mía của người dân.

Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.

Nấm linh chi đỏ là một loại thảo dược, thức ăn giàu chất dinh dưỡng, có giá thành khá cao và nhu cầu sử dụng lớn. Qua quá trình tự tìm hiểu trên các chương trình khuyến nông, mạng internet, ông Nguyễn Đình Thanh, ngụ tại khu phố 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã trồng thử nghiệm với số lượng khoảng 5.000 bịch phôi nấm.