Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổng kết mô hình phân viên NPK nhả chậm

Tổng kết mô hình phân viên NPK nhả chậm
Ngày đăng: 06/10/2015

Vụ mùa 2015, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện Yên Sơn, Hàm Yên thực hiện Dự án thử nghiệm bón phân viên NPK nhả chậm cho cây lúa với diện tích 2 ha tại 4 xã Lăng Quán, Thắng Quân (Yên Sơn); xã Thái Sơn, Thái Hòa (Hàm Yên) mỗi xã 0,5 ha.

Với phương pháp này, người nông dân đã giảm được đáng kể ngày công lao động, giảm hao hụt và tăng năng suất lúa.

Gia đình ông Nguyễn Công Đoàn thôn Làng Chùa, xã Thái Hòa có 10 sào lúa, các vụ trước đây nhiều lần phải bón lại phân do trời mưa và năng suất lúa thường đạt thấp.

Vụ mùa này, ông đăng ký tham gia sử dụng phân viên nén NPK nhả chậm cho lúa.

Theo tính toán của cán bộ kỹ thuật, mỗi vụ lúa người nông dân sẽ phải mất khoảng 200.000 đồng tiền phân bón cho 1 sào và phải mất ít nhất 3 lần bón thúc cho đến khi thu hoạch.

Trong khi đó, nếu thực hiện phương pháp bón phân viên nén NPK nhả chậm, chỉ cần bón 1 lần.

Qua theo dõi tại 4 xã thực hiện mô hình cho thấy ruộng lúa sử dụng phân viên nén NPK nhả chậm có nhiều ưu điểm nổi trội như: Đẻ nhánh khoẻ, tập trung, chịu sâu bệnh khá, năng suất tăng trên 20%; đồng thời giảm chi phí về giống so với phương pháp bón phân truyền thống...


Có thể bạn quan tâm

Dịch Cúm Gia Cầm Xuất Hiện Trở Lại Dịch Cúm Gia Cầm Xuất Hiện Trở Lại

Ngày 25/7, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 4 hộ chăn nuôi thuộc 4 xã Mỹ Lương (huyện Cái Bè), Phước Thạnh (thành phố Mỹ Tho), Phú Kiết và Hòa Tịnh (huyện Chợ Gạo) của tỉnh Tiền Giang. Tổng số gia cầm mắc bệnh gồm 16.300 con chim cút, 330 con gà và 5 con vịt.

27/07/2013
Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Dong Riềng Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Dong Riềng

Trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã và đang khẳng định ưu thế của mình trong việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn, xã của huyện Yên Sơn thì nay đã phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Lực Hành, Xuân Vân, Kiến Thiết, Nhữ Hán (Yên Sơn); Kim Bình, Vinh Quang, Linh Phú (Chiêm Hóa); Thượng Lâm, Lăng Can (Lâm Bình)...

27/07/2013
Sầm Dương Nhiều Giống Cây, Con Mới Có Giá Trị Kinh Tế Sầm Dương Nhiều Giống Cây, Con Mới Có Giá Trị Kinh Tế

Để khơi dậy ý chí vươn lên làm kinh tế, thoát nghèo bền vững cho bà con nhân dân, mấy năm trở lại đây Đảng ủy, chính quyền xã Sầm Dương (Sơn Dương) tích cực khuyến khích bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao vào trồng và chăn nuôi mang lại hiệu quả tích cực.

27/07/2013
Yên Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả Yên Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả

Trong những năm qua, huyện Yên Sơn đã tích cực triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Qua đó từng bước xây dựng những vùng chuyên canh tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng....

27/07/2013
Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Nuôi gà thả vườn, hay còn gọi là nuôi gà an toàn sinh học là một hình thức chăn nuôi bán công nghiệp. Cách nuôi này có nhiều ưu thế: Thời gian, công và vốn đầu tư đều không quá sức đối với người chăn nuôi, chất lượng thịt gà ngon, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng..

27/07/2013