Tổng Kết Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

Huyện Tuy An (Phú Yên) vừa tổ chức tổng kết dự án nhân rộng mô hình nuôi heo rừng lai sau 18 tháng thực hiện.
Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.
Sau 18 tháng thực hiện, đến nay, mô hình này đã hình thành 7 mô hình nuôi heo rừng lai quy mô trang trại vườn rừng và có được 25 heo cái giống, 7 heo đực giống và 70 heo con. Mặc dù số lượng heo con khá cao, nhưng do giá heo thịt giảm mạnh nên trong số 7 hộ chăn nuôi, chỉ có 5 hộ có lãi và lãi ở mức thấp, từ 1,2 đến 9,6 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo các hộ tham gia mô hình, heo rừng lai là con vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít gặp dịch bệnh. Ngoài ra, sản phẩm từ thịt heo rừng lai đảm bảo an toàn thực phẩm, được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích, hộ chăn nuôi có điều kiện tận dụng được đất vườn và nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11.7, tại Đồng Tháp, Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở các tỉnh Nam Bộ.

Tuy phong là vùng đất nổi tiếng khô cằn, thừa nắng gió, thiếu mưa, thiếu nước; bởi vậy 30 năm trước khi mới thành lập chỉ là một huyện nghèo nàn; còn bây giờ bộ mặt địa phương đã khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện; phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa…

Lúc chúng tôi đến, vợ chồng ông đang tất bật cho đàn lợn 70 con ăn. Nhìn khu chuồng nuôi gần 200m2 của gia đình ông được quy hoạch bài bản, chúng tôi cũng phải khâm phục.

Hiện nay, tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp) mô hình nuôi lươn trong bể có lót bạt nilon, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp đạt năng suất và lợi nhuận khá.

Tại khu vực Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn), Đội Kiểm soát Hải quan vừa phát hiện xe tải đầu kéo BKS 15C-00588 chở 320 con chim bồ câu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, không có giấy tờ kiểm dịch.