Tổng Kết Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

Huyện Tuy An (Phú Yên) vừa tổ chức tổng kết dự án nhân rộng mô hình nuôi heo rừng lai sau 18 tháng thực hiện.
Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.
Sau 18 tháng thực hiện, đến nay, mô hình này đã hình thành 7 mô hình nuôi heo rừng lai quy mô trang trại vườn rừng và có được 25 heo cái giống, 7 heo đực giống và 70 heo con. Mặc dù số lượng heo con khá cao, nhưng do giá heo thịt giảm mạnh nên trong số 7 hộ chăn nuôi, chỉ có 5 hộ có lãi và lãi ở mức thấp, từ 1,2 đến 9,6 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo các hộ tham gia mô hình, heo rừng lai là con vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít gặp dịch bệnh. Ngoài ra, sản phẩm từ thịt heo rừng lai đảm bảo an toàn thực phẩm, được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích, hộ chăn nuôi có điều kiện tận dụng được đất vườn và nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi.
Có thể bạn quan tâm

Cà Mau là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa, tôm. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng lúa, tôm đều tăng và đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế nông hộ. Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, tuy có những khó khăn nhất định do yếu tố thời tiết nhưng toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng 39.000 ha.

Bên cạnh đó, với những đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, ngành thủy sản vẫn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Mười Một ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn, chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng, với hiệu quả kinh tế như hiện nay, người dân đảo đang phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế hay không.

Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.