Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông

Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil (Đăk Nông) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại một hộ nông dân thực hiện mô hình ở xã Đăk Lao.
Về dự hội thảo có đại diện Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đăk Nông, Trạm Thú y huyện Đăk Mil, Đại diện UBND xã Đăk Lao và bà con nông dân các xã thực hiện mô hình.
Cá rô đầu vuông là một đối tượng nuôi mới tại tỉnh Đăk Nông, được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đăk Nông giao cho Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil làm mô hình thử nghiệm. Kết quả sau 4 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 160 g/con, năng suất trung bình đạt trên 1,7 tấn/1000 m2. Trong quá trình nuôi cá tỏ ra thích ứng với điều kiện khí hậu, nguồn nước tại địa phương nên lớn nhanh, ít bệnh tật, kỹ thuật nuôi đơn giản.
Theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật, thì để nuôi cá rô đầu vuông thu được kết quả tốt, bà con phải chuẩn bị lưới để rào bờ ao cho kỹ vì cá rô đầu vuông có thể trèo bờ ao ra bên ngoài khi trời mưa. Với đặc điểm là loài cá phàm ăn, thức ăn nuôi cá có thể tận dụng được từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, vì thế đây được coi là loài cá giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo, nó rất thích hợp với những hộ gia đình nghèo có ít diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.

Ngày 09/10/2013, Phòng Nông nghiệp huyện Càng Long (Trà Vinh) kết hợp với xã Nhị Long Phú tổ chức Hội thảo Mô hình thí điểm trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả năng suất cao của anh nông dân Châu Văn Hòa, cư ngụ ấp Hiệp Phú xã Nhị Long Phú. Có 30 bà con nông dân địa phương đến tham dự.

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh).