Tổng Kết Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Quản Lý Rầy Nâu

Ngày 27/11/2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phối hợp Trạm Khuyến nông huyện tổ chức tổng kết mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa tại ấp Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt.
Mô hình được thực hiện trong vụ lúa thu đông trên 20 ha của 36 hộ nông dân với cơ cấu giống VD 20 và OM 4900. Khi thực hiện mô hình này, nông dân được hướng dẫn canh tác lúa theo chương trình "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", gieo sạ đồng loạt né rầy, trồng mới và trồng dậm các loại hoa màu trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch cho hệ sinh thái đồng ruộng trở nên phong phú, đa dạng. Sau thời gian thực hiện mô hình tại ấp đem lại hiệu quả khả quan, hạn chế rất lớn việc phun thuốc trừ sâu, rầy tiết kiệm được chi phí và công phun thuốc, bình quân 1 vụ lợi nhuận tăng khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng ngoài mô hình.
Ngoài ra, chất lượng hạt lúa đáp ứng yều cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tính đến nay, toàn huyện có 120 ha lúa thực hiện mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu tại 4 xã: Tân Bình Thạnh, Trung Hòa, Thanh Bình và Bình Phục Nhứt.
Dịp này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổng kết mô hình sản xuất giống lúa Nàng Hoa 9 tại 3 hộ nông dân ấp Bình Quới với diện tích 2 ha. Nàng Hoa 9 là giống lúa có nguồn gốc từ Hợp tác xã Bình Tây, kháng phèn, kháng đạo ôn, hạt gạo thon dài, đẹp, cơm có vị ngọt, mềm, thơm.
Qua khảo sát thực tế, lúa Nàng Hoa 9 có thời gian sinh trưởng 89 ngày, tỷ lệ nhiễm bệnh sâu cuốn lá thấp và nhiễm rầy nâu từ 1-2 con/m2, năng suất đạt 5,5 tấn/ha, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương (tuy nhiên hiện nay giống lúa này đầu ra vẫn còn hạn chế)...
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, sản lượng cao su tự nhiên tại Ấn Độ giảm 7,6% xuống còn 849.000 tấn. Các số liệu sơ bộ của Ủy ban Cao su Ấn Độ cho thấy năng suất cao su ở Ấn Độ trong niên vụ 2012-2013 chỉ đạt 1.813 kg/ha, giảm mạnh so với con số 1.867 kg/ha trong niên vụ 2008-2009.

Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành ở Hậu Giang tăng cao, lên mức từ 15.000 đến 22.000 đồng/kg, do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu.

Hiện Việt Nam chưa có quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su nên chưa có cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các nhà máy chế biến mủ cao su.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), xuất khẩu rau quả trong 2 tháng đầu năm 2014 đã đạt 136 triệu USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ 2013

Qua theo dõi, đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, chưa năm nào giá thanh long trong tỉnh lại ít biến động và đứng ở mức cao (từ 10.000 đồng đến trên 30.000 đồng/kg) như năm 2013.