Tổng Kết Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Quản Lý Rầy Nâu

Ngày 27/11/2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phối hợp Trạm Khuyến nông huyện tổ chức tổng kết mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa tại ấp Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt.
Mô hình được thực hiện trong vụ lúa thu đông trên 20 ha của 36 hộ nông dân với cơ cấu giống VD 20 và OM 4900. Khi thực hiện mô hình này, nông dân được hướng dẫn canh tác lúa theo chương trình "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", gieo sạ đồng loạt né rầy, trồng mới và trồng dậm các loại hoa màu trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch cho hệ sinh thái đồng ruộng trở nên phong phú, đa dạng. Sau thời gian thực hiện mô hình tại ấp đem lại hiệu quả khả quan, hạn chế rất lớn việc phun thuốc trừ sâu, rầy tiết kiệm được chi phí và công phun thuốc, bình quân 1 vụ lợi nhuận tăng khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng ngoài mô hình.
Ngoài ra, chất lượng hạt lúa đáp ứng yều cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tính đến nay, toàn huyện có 120 ha lúa thực hiện mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu tại 4 xã: Tân Bình Thạnh, Trung Hòa, Thanh Bình và Bình Phục Nhứt.
Dịp này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổng kết mô hình sản xuất giống lúa Nàng Hoa 9 tại 3 hộ nông dân ấp Bình Quới với diện tích 2 ha. Nàng Hoa 9 là giống lúa có nguồn gốc từ Hợp tác xã Bình Tây, kháng phèn, kháng đạo ôn, hạt gạo thon dài, đẹp, cơm có vị ngọt, mềm, thơm.
Qua khảo sát thực tế, lúa Nàng Hoa 9 có thời gian sinh trưởng 89 ngày, tỷ lệ nhiễm bệnh sâu cuốn lá thấp và nhiễm rầy nâu từ 1-2 con/m2, năng suất đạt 5,5 tấn/ha, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương (tuy nhiên hiện nay giống lúa này đầu ra vẫn còn hạn chế)...
Có thể bạn quan tâm

Nhiều diêm dân trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay việc tiêu thụ muối trải bạt vẫn đang gặp nhiều khó khăn do ít có thương lái thu mua, giá muối trải bạt không chênh lệch nhiều so với muối thường. Giá muối trải bạt thời điểm này là 900 đồng/kg, muối thô chỉ còn 750 đồng/kg, giảm gần 500 đồng so với niên vụ trước.

Theo Sở NN-PTNT, hiện nay, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Ngoài các khâu làm đất, vận chuyển đã được cơ giới hóa 100%, các khâu tưới nước, làm khô, xay xát và bảo quản… cũng có mức độ cơ giới hóa tăng mạnh so với những năm trước. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp chỉ mới tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi.

Về nuôi tôm, diện tích thả nuôi cả nước trong tháng 2 ước đạt 142.688 ha (tôm sú 138.872 ha, tôm thẻ chân trắng 3.816 ha), sản lượng thu hoạch 7.771 tấn (tôm sú 3.642 tấn, tôm thẻ chân trắng 4.128 tấn). Diện tích nuôi cá tra (tính cả diện tích chuyển từ năm 2014 sang) đạt 1.818 ha, sản lượng 108.047 tấn, tuy nhiên, giá cá tra đã sụt giảm trong tháng, trung bình 76 đồng/kg.

Nằm trong các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 279 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và Ngày thơ Việt Nam, ngày 5/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức thả hơn 530.000 con giống xuống đầm Đông Hồ - Hà Tiên nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và thả 8 cá thể đồi mồi về với biển.

Những ngày qua, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ cải tạo ao, đầm, chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi thả thủy sản mới.