Tổng Kết Liên Minh Mật Ong Bền Vững Ia Grai

Sáng 8-11, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai đã tổ chức tổng kết Liên minh sản xuất mật ong bền vững Ia Grai.
Liên minh mật ong bền vững Ia Grai giữa Công ty TNHH Nuôi và Xuất nhập khẩu ong mật Gia Lai với Tổ hợp tác nuôi ong Ia Krái gồm 100 hộ nông dân nuôi ong trên địa bàn hai huyện Ia Grai và Chư Pah tham gia.
Ra mắt và hoạt động từ tháng 3-2012, Liên minh Mật ong bền vững Ia Grai được Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai hỗ trợ trên 3,7 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ cho nông dân trên 3,3 tỷ đồng và doanh nghiệp 398 triệu đồng.
Qua 18 tháng hoạt động đến nay đã mang lại những kết quả tích cực. Năng suất khai thác mật tăng từ 37 kg/đàn lên 40 kg/đàn. Chu kỳ quay mật trong một năm từ 12 lên 16 lần, tỷ lệ dư lượng kháng sinh giảm...
Nông dân đã bán cho doanh nghiệp 857 tấn mật ong, đạt tỷ lệ 97%. doanh nghiệp trả trước cho nông dân 30% số tiền của lô hàng và nếu không vượt quá mức dư lượng kháng sinh cho phép doanh nghiệp sẽ xuất khẩu và trả 70% số tiền còn lại.
Lợi nhuận thu được của Tổ hợp tác tăng 5,3 tỷ đồng so với trước khi tham gia Liên minh.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trịnh Văn Dứt, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tân Phú A1 (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) cho biết, mấy ngày qua, giá lúa trên địa bàn TX. Tân Châu tăng từ 300 – 500 đồng/kg.

Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch hoa màu, tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Hòa, Khánh Thuận, Khánh Lâm, Khánh Hội, năng suất ước đạt từ 1,5 – 2 tấn/công, một số loại hoa màu đạt 2,5 tấn/công.

Mặc dù Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng nói rằng rau mầm rất tốt cho sức khỏe do có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu sản xuất đại trà thông qua lạm dụng hóa chất kích thích sẽ là ẩn họa khó lường...

Theo Sở Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang: Đến nay, phong trào lai tạo, sản xuất giống lúa phát triển mạnh. Toàn tỉnh có trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống với diện tích trên 10.000 héc-ta, đáp ứng 95% lượng giống các loại.

Năm nay ở ĐBSCL lũ không về, ruộng đồng không có phù sa bồi đắp, không có nước làm vệ sinh gốc rạ, cỏ dại để cắt nguồn lây lan dịch bệnh.